Yên Bình đẩy mạnh xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/4/2024 | 7:42:47 AM

YênBái - Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

 

>> Yên Bình nhiều giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp

Những năm gần đây, tình hình mua bán hàng hóa qua mạng xã hội diễn ra khá phổ biển và hầu hết sử dụng hình thức vận chuyển trung gian, giao hàng tại nhà, nên các đối tượng đã lợi dụng để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cho người tiêu dùng. Cùng đó, việc không có kho hàng cố định, tập kết hàng cũng gây khó khăn trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Các đối tượng sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, tận dụng công nghệ để xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng Internet; các website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ hoặc địa chỉ không chính xác, gây khó khăn trong việc xác minh thông tin, truy vết các đối tượng.

Ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình chia sẻ: việc hợp thức hóa hàng lậu bằng các hóa đơn bán hàng không đúng thực tế diễn ra thường xuyên. Các đối tượng thường sử dụng  hóa đơn bán hàng ghi đủ chủng loại, số lượng hàng hóa nhưng giá trị hàng hóa thường rất thấp so với giá trị thực tế; sử dụng hóa đơn khống, quay vòng hóa đơn cho nhiều lô hàng. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng, chống của các cơ quan chức năng trên lĩnh vực này còn gặp nhiều bất cập, hạn chế.

Điển hình như hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý thị trường còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung còn chậm, chưa tháo gỡ được khó khăn cho các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Công tác giám định chất lượng hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn do các trung tâm giám định ở xa, thời gian chờ kết quả giám định chất lượng để xác định hành vi vi phạm quá lâu ảnh hưởng đến công tác thiết lập hồ sơ xử lý. Kinh phí tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng còn hạn hẹp; việc lưu giữ, bảo quản hàng hóa chờ xử lý gặp nhiều khó khăn do không có kho chuyên dụng. Ngoài ra, sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là cấp xã còn chưa quyết liệt, đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Từ thực tế trên, huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, GLTMHG trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tác hại của buôn lậu, GLTM, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả để người tiêu dùng nhận biết và phòng ngừa.

Thông qua kiểm tra, kiểm soát các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và GLTM... thu giữ nhiều loại hàng hóa như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu; quần áo, giầy dép, hàng điện gia dụng linh kiện điện thoại.

Trong 2 năm qua, huyện Yên Bình đã xử lý 105 vụ việc vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xử lý; trong đó, có 96 vụ thuộc thẩm quyền của địa phương, 9 vụ chuyển cơ quan cấp trên xử lý; số đối tượng vi phạm hành chính là 105 đối tượng; trong đó, có 2 tổ chức và 103 cá nhân; tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu gồm 3.200 đôi giày thể thao trẻ em; 200 chiếc màn hình điện thoại; 14.400 vỏ hộp kính; 320 cái thiết bị massage cầm tay; 19.200 kg đá cảnh; 1.800 chiếc máy xay cầm tay và tất cả số hàng hóa trên đều do Trung Quốc sản xuất; tổng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên 281 triệu đồng.

Để bảo vệ người tiêu dùng, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường thanh, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng hóa không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và các hành vi GLTMHG. Đặc biệt, tập trung vào một số mặt hàng như: may mặc, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị máy móc chuyên dụng, nước giải khát, pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực…

Quang Thiều

Tags Yên Bình hồ Thác Bà vi phạm kiểm tra kiểm soát xử lý vi phạm

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục