Yên Bái: Nuôi lợn rừng lai - một nghề mới đầy triển vọng

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thịt lợn là một trong những thực phẩm thiết yếu, rất khó thay thế, trong khi việc tồn dư thuốc tăng trọng, rồi dịch tai xanh đang khiến nhiều người lo lắng và tẩy chay món ăn yêu thích, nhiều trang trại, cơ sở chăn nuôi đã nghiên cứu, lai tạo và nuôi lợn rừng lai thuần chủng, nhằm đáp ứng nhu cầu trên.

Nhiều hộ gia đình ở thị trấn Thác Bà (Yên Bình) phát triển chăn nuôi lợn siêu nạc. (Ảnh: Quỳnh Nga)
Nhiều hộ gia đình ở thị trấn Thác Bà (Yên Bình) phát triển chăn nuôi lợn siêu nạc. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Việc chọn giống, thuần hóa, lai tạo lợn rừng đòi hỏi nhiều thời gian và phải có kiến thức, do đó hiệu quả kinh tế không thể tính được trước mắt, nhưng về lâu dài, đây là mô hình thực sự mang lại thu nhập cao. Ông Triệu Quốc Đinh (dân tộc Dao), ở thôn 2, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã mạnh dạn đầu tư 20 triệu đồng để làm chuồng trại và mua con giống thuần chủng về để sinh sản, lai tạo, cung cấp giống cho thị trường. Sau một thời gian nuôi lợn rừng lai, trừ mọi chi phí thấy hiệu quả kinh tế khá cao.

Ông Đinh cho biết: "Để có được mô hình này, tôi đã tham khảo cách làm ở rất nhiều trang trại khác nhau, đặc biệt là tài liệu nghiên cứu. Thời gian đầu không tránh khỏi bỡ ngỡ, nhưng trong quá trình nuôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm". Lợn rừng thuần chủng có sức đề kháng cao, khả năng thích nghi với môi trường tốt, sinh sản ổn định, chất lượng thịt bảo đảm, đặc biệt là tỷ lệ hao hụt rất thấp, thị trường luôn ổn định, giá bán dao động từ 120 đến 150 nghìn đồng/kg thịt lợn hơi.

Về chuồng trại, nên chọn chỗ đất cao, thoát nước để dựng chuồng. Chọn vị trí gần nguồn nước nhằm bảo đảm cung cấp đủ nước uống cho lợn và quan trọng nhất là duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm thích hợp. Có thể nuôi lợn rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Dùng lưới B40 khoanh thành các ô nuôi tự nhiên, mỗi khoanh rộng khoảng 20-30m2, lợn sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này.

Chuồng nuôi phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa và ít có sự tác động của con người. Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường là 50% rau củ, quả, 50% cám, gạo, ngũ cốc. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một lợn lai trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2-3kg thức ăn các loại. Thức ăn cho lợn chủ yếu là thực vật, không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng vì sẽ khiến phẩm chất thịt bị biến đổi, lợn dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn uống. Lợn cái giống mỗi  năm có thể đẻ hai lứa, mỗi lứa 7-10 con.

Sau khi phối giống khoảng 115 ngày thì lợn đẻ. Lợn con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn thì cai sữa, tách bầy làm giống. Lợn sơ sinh có thể đạt 300-500g/con, 12 tháng tuổi đã đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, lợn con có thể đạt trọng lượng 25 kg.

Tuy hiệu quả kinh tế của việc nuôi heo rừng rất cao, nhưng trước khi quyết định nuôi, bà con nên tham khảo kinh nghiệm của các chủ nuôi để chọn con giống và dự tính được nguồn cung cấp thức ăn cho số lượng dự định cũng như đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi của mình.

Đặng Thành Trung

Các tin khác
Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục