Thị trấn Thác Bà: đổi thay nhờ khơi dậy nguồn nội lực

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trước đây thị trấn Thác Bà (huyện Yên Bình - Yên Bái) luôn gặp khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Làm thế nào để nâng cao đời sống cho người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ đói hộ nghèo? luôn là bài toán khó đối với cấp uỷ, chính quyền thị trấn.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt của bà Đặng Thị Hồng Vân, khu I, thị trấn Thác Bà, đang là một trong những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại địa phương.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt của bà Đặng Thị Hồng Vân, khu I, thị trấn Thác Bà, đang là một trong những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại địa phương.

Sau nhiều lần tìm tòi, thử nghiệm hướng đi, cấp uỷ chính quyền xã đã tìm ra lời giải đó là tích cực phát huy sức mạnh nội lực, tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế theo nghị quyết của Đảng bộ thị trấn. Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng vụ, tích cực phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là việc đưa các loại cây con giống mới có năng suất, chất lượng tốt, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường vào nuôi trồng tập trung để từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh có giá trị kinh tế cao.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Để đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh sự đầu tư, của Nhà nước và các cấp chính quyền thì điều cốt yếu làm nên sự thay đổi đó là do nhân dân đã chủ động thay giống lúa cũ để đưa các loại giống có năng suất, chất lượng sản phẩm tốt như: Nhị Ưu 838, Chiêm Hương, Khang Dân... vào gieo trồng tập trung. Vì vậy, đến nay năng suất bình quân đạt trên 45 tạ/ha. 

Nói đến thị trấn Thác Bà không thể không nhắc đến thế mạnh trồng rừng kinh tế và các mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn của bà con. Nhận thức được những thế mạnh đó, chính quyền thị trấn đã tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện, tổ chức các lớp tập huấn đầu bờ hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng các loại cây con giống mới, tập huấn phòng trừ dịch bệnh.

Thông qua hoạt động tuyên truyền hiệu quả những mô hình kinh tế VAC, VARC, các gương điển hình làm kinh tế giỏi... được phổ biến tới từng hộ. Qua các hoạt động vận động, nhân dân thị trấn đã tích cực chuyển đổi những diện tích đất trống, đồi trọc, đất soi bãi, bạc mầu sang trồng các loại cây mầu, cây ăn quả, trồng rừng và tổ chức chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp.

Với rất nhiều cố gắng, năm 2008, thị trấn Thác Bà đã thành lập được 3 câu lạc bộ khuyến nông tại các tổ dân phố khu 4, 5, 8, thu hút trên 150 hội viên; vận động bà con xây dựng được 14 vườn ươm với quy mô 2 vạn cây/vườn/năm; tổ chức phun thuốc phòng trừ dịch bệnh cho trên 25.000m2 chuồng trại và khu vực các chợ; xây dựng được 3 mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con/trang trại và 2 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô trên 20 con/trang trại. Ngoài ra, chính quyền thị trấn cũng đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện cho lượt 735 hộ gia đình vay trên 15 tỷ đồng để phát triển sản xuất...

Nhờ đó, tính đến nay, thị trấn đã duy trì sản xuất ổn định trên 72 ha lúa, 441,3 ha rừng kinh tế, 25 ha khoai, 9,5 ha chè, 10 ha lạc, 43,1 ha cây ăn quả, 3 ha đậu tương, 240 con trâu, 340 con bò, trên 3000 con lợn, 10.000 con gia cầm các loại... Nhiều hộ đã xây dựng được các mô hình kinh tế đạt giá kinh tế cao như: Gia đình ông Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Văn Tuyển ở khu 5; ông Nguyễn Quốc Hưng ở khu 2... Đời sống của bà con toàn thị trấn đã được cải thiện nhiều. Trước đây, 1 ha đất canh tác chỉ có thể mang lại cho bà con nhân dân 15 - 20 triệu đồng/ năm thì nay con số đó đã tăng lên là 35 - 45 đồng/ ha, thu nhập bình quân đạt 4,7 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 3,8%.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đến nay, việc đẩy mạnh các biện pháp phát triển kinh tế tại thị trấn vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Các mô hình kinh tế chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có nhiều mô hình kinh tế trang trại có giá trị kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

Để tiếp tục nâng cao đời sống cho người dân, trong thời gian tới, thị trấn Thác Bà sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, giảm tỷ lệ gieo trồng giống lúa thuần địa phương, tăng tỷ lệ lúa lai có năng xuất, chất lượng cao. Ngoài ra, thị trấn cũng sẽ chú trọng đến việc hướng dẫn bà con chăm sóc tốt diện tích rừng trồng, phòng trừ dịch bệnh đàn gia súc gia cầm. Đầu tư nhân rộng các điểm mô hình kinh tế trang trại tổng hợp để nhân dân tham quan học tập, phấn đầu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới mức 3%.

Đức Thành

Các tin khác
Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao trong tháng 4/2024.

Một số sản phẩm chính có chỉ số sản xuất tháng 4 tăng cao so với cùng kỳ như: gỗ dán gỗ lạng, sản phẩm in khác, dược phẩm khác, sản phẩm bằng plastic, bê tông tươi, dịch vụ sản xuất cấu kiện bằng kim loại, tủ bếp...

Giá xăng được điều chỉnh tăng.

Giá xăng trong nước hôm nay (2/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng nhẹ. Mỗi lít xăng RON 95 tăng 40 đồng, giá bán lên mức gần 25.000 đồng/lít.

Đoàn tàu đầu tiên chở hàng từ ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế khởi hành sáng 2-5

Sáng 2-5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ ga Cao Xá (tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vận quốc tế.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên giải ngân cho người dân xã Liễu Đô.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng. Ước đến 30/4/2024, dư nợ đạt 5.031 tỷ đồng, tăng 3,37% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục