Gia Hội:Khởi sắc nhờ khơi dậy nội lực

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Một cán bộ của xã Gia Hội (huyện Văn Chấn) bảo rằng, hơn chục năm về trước, không ít người ở miền xuôi lên đây đã ví Gia Hội là vùng đất “Người ăn nâu, trâu ăn sắn”. Họ ví như vậy cũng chẳng sai, bởi ở tuổi ngoài 30 trở lên, rất nhiều bà con người dân tộc ở đây đã từng được ăn củ nâu thay cơm vào mùa đói.

Lúa giống mới đưa gieo cấy trong vụ chiêm, ở Gia Hội năng suất cao hơn lúa mùa và đã giải quyết tốt tình trạng thiếu lương thực triền miên trước đây của xã.
Lúa giống mới đưa gieo cấy trong vụ chiêm, ở Gia Hội năng suất cao hơn lúa mùa và đã giải quyết tốt tình trạng thiếu lương thực triền miên trước đây của xã.

Là người đã từng có thời gian dài ở Gia Hội nên tôi cũng hiểu được vì đâu mà bà con lại đói nghèo như vậy? Dân cư hơn chục năm về trước có khoảng nghìn hộ, gần 5 nghìn nhân khẩu, hầu hết là đân tộc Thái và đất đai rộng rãi, màu mỡ, khí hậu ôn hoà mà dân vẫn đói triền miên. Ngược lại, bản Hải Chấn là bản của người Kinh từ tỉnh Thái Bình lên đây khai hoang, cư trú ở vùng đồi gò chật chội hơn, ruộng nước ít nhưng cuộc sống của họ đa phần khấm khá.

Nguyên nhân của thực trạng đói nghèo chính là trình độ dân trí của bà con dân tộc thiểu số ở đây còn thấp, tư tưởng bảo thủ từ nếp nghĩ đến cách làm. Còn nhớ, khi khắp vùng Văn Chấn cấy các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao thì người Thái, người Giáy ở Gia Hội vẫn “chung thuỷ” với giống lúa cũ cây cao. Họ thích trồng giống cũ vì không phải đầu tư tiền mua giống, cây cao thì gà vịt không với được bông. Khắp nơi nuôi giống lợn trắng thì người Thái ở đây không nuôi, không ăn thịt lợn trắng. Hàng trăm ha đất đồi để hoang trơ trọi, nhưng ai đó muốn canh tác thì những mảnh đồi hoang ấy đều đã có chủ...

Không thể để Gia Hội mãi nằm trong tình trạng đói nghèo! đó là một quyết tâm rất lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Chấn. Điều đầu tiên để biến quyết tâm thành kết quả thực tiễn là phải làm chuyển đổi tư tưởng và hành động của đội ngũ đảng viên ở cơ sở để người dân noi theo. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo xã có đủ năng lực vận động quần chúng và đưa  sáng chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tế ở địa phương. Huyện thường xuyên tăng cường cán bộ bám sát cơ sở để tham mưu các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác vận động quần chúng; xây dựng các mô hình điểm về kinh tế để nhân dân học tập và làm theo. Đồng thời, Gia Hội cũng được tiếp nhận nhiều nguồn đầu tư từ các chương trình, dự án trung ương và của tỉnh về xây dựng hạ tầng cơ sở: điện, đường, trường, trạm y tế, cầu treo, công trình thuỷ lợi... Quốc lộ 32 đi Mù Cang Chải được nâng cấp đã làm cho sự giao lưu khinh tế - xã hội từ miền xuôi với miền ngược qua đất Gia Hội ngày càng xôi động.

Với những yếu tố trên, đã tạo ra động lực từng bước làm chuyển biến nhận thức, tư duy của người dân Gia Hội. Nhiều người dân nghèo khó trước đây cũng không ngờ quê hương mình đổi thay nhanh đến vậy. Ngày trước, cây lúa giống cũ cấy vào vụ xuân không chịu được rét nên năng suất thấp và thất thường. Nay cấy lúa giống mới lúa tốt và năng suất còn cao hơn vụ mùa và chẳng kém gì vùng thấp. Nhiều người dân ở bản Van bảo rằng: “Bây giờ khó mà tìm được nhà nào ở Gia Hội còn ăn cơm độn màu”. Không còn thiếu đói lương thực, những con đường khai thác gỗ lậu trông đỏ quạch như những sọc dưa dày đặc dọc theo chân rừng già bên phía bản Chiềng Pằn cũng đã mờ dần. Người dân ở đây phấn khởi ủng hộ chủ trương phát triển cây chè Shan và hàng trăm héc - ta đất trống, đồi núi trọc năm xưa, nay đã là chỗ đứng của 127 ha chè Shan đã cho thu hái.

Từ tháng 5 đến nay, giá chè búp tươi luôn ổn định hơn 4 ngàn/kg và bà con phấn khởi lắm. Cùng với cây chè là ngót trăm ha ngô đồi bằng giống năng suất cao, trồng 2 vụ để phát triển chăn nuôi. Nhiều người còn mong muốn xã có giải pháp quy hoạch những khu rừng nghèo, có bình độ cao để giao cho dân khoanh nuôi tái sinh hoặc trồng rừng kinh tế bằng cách trồng sen gỗ quý bản địa với hy vọng sau này nguồn gỗ ấy sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Chuyện người dân không nuôi lợn trắng, giờ đây chỉ còn là chuyện của ngày xưa. Nhà nhà giờ đây đầu tư nuôi lợn và nếu như trên bản Hải Chấn có bà Nguyễn Thị Chuyên là người ở Thái Bình lên khai hoang có trại lợn nuôi với quy mô hàng trăm con mỗi năm thì ở bản Van cũng có ông Ngân Văn Mới là người dân tộc Thái cũng nuôi lợn và mỗi năm trừ mọi chi phí còn thu về trên 5 chục triệu đồng. Bình quân mỗi hộ dân ở đây có một con trâu, nhưng lại có rất nhiều nhà như ông Lục Văn Họ, Lục Văn Phương, Lục Văn Lải, Hoàng Văn Ướng... mỗi nhà có tới vài chục trâu bò.

Diện mạo nông thôn Gia Hội đã thay đổi rất nhiều. Những bản làng tiêu điều của hơn chục năm về trước, nay cây cối, vườn tược xanh tươi hơn, nhà cửa khang trang, rộng rãi. Dòng Nậm Min trước đây cứ có mưa lũ là nhiều bản bị cô lập với bên ngoài thì nay đã có 3 cây cầu treo và 2 cây cầu cứng bắc qua, trong đó có một cây cầu liên hợp với đập thuỷ lợi trị giá trên 11 tỷ đồng mới được đầu tư.

Bí thư Đảng uỷ xã Gia Hội - Lò Văn Hồng cho biết, cả 8 thôn bây giờ đều có hội trường thôn. Hầu hết các hộ dân đều có ti vi và đa số đã mua được xe máy. Gia Hội giờ đây đã được công nhận phổ cập THCS, nếu như năm học 1992 - 1993 duy nhất chỉ có một học sinh nữ là con của một anh bộ đội phục viên gửi đi ở trọ học THPT thì gần đây, mỗi năm đã có hàng chục em đi học THPT tại phân hiệu trường THPT Văn Chấn ở xã Nặm Búng hoặc đi học ở trường THPT của huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Đây là minh chứng sống động thể hiện sự coi trọng việc nâng cao dân trí của bà con các dân tộc ở Gia Hội. Nguồn lực dân trí cùng với cơ chế mới, chắc chắn sẽ là động lực để tiếp tục khơi dậy nội lực, phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Hoàng Nhâm

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục