Nguồn hỗ trợ lãi suất từ NHNo&PTNT: Động lực giúp các thành phần kinh tế phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là một trong hàng loạt Ngân hàng thương mại được giao cho vay hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái đã nhanh chóng triển khai cho vay vốn tới các thành phần kinh tế theo chủ trương kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.

Các doanh nghiệp được vay vốn theo chủ trương kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
Các doanh nghiệp được vay vốn theo chủ trương kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.

Để chủ trương kích cầu, hỗ trợ lãi suất đến với khách hàng, nhất là với hàng vạn hộ nông dân đang cần vốn, chi nhánh đã cùng chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cấp phát trên 5000 tờ rơi tuyên truyền, phổ biến tới người dân. Tăng cường cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn khi có nhu cầu.

 

Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn triển khai, 100% chi nhánh đã tiếp nhận và cho 3.342 doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình vay vốn. Trong đó có 156 doanh nghiệp, 19 HTX, 713 hộ kinh doanh, 2.454 hộ nông dân, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 664 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống (bình quân 1 doanh nghiệp dư nợ 2,8 tỷ đồng; hộ sản xuất 70 triệu đồng, HTX 700 triệu đồng).

Theo đánh giá của NHNo & PTNT Việt Nam thì NHNN&PTNT Yên Bái đứng trong hàng tóp ten các đơn vị có tỷ trọng cho vay hỗ trợ lãi suất cao trong khu vực tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Riêng Quyết định 497 về việc cho nông dân vay vốn mua máy móc, vật tư nông nghiệp cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng nhà ở và mua máy vi tính chỉ sau 1 tháng thực hiện, đến tháng 6/2009 đã cho 118 khách hàng vay với tổng dư nợ đạt 8,6 tỷ đồng.

Số dư nợ chưa phải là lớn so với nhu cầu vay vốn của nông dân, nhưng ở một địa phương miền núi, diện tích đất sản xuất nông-lâm nghiệp manh mún, địa bàn rộng, món vay nhỏ thì đó là một sự nỗ lực cao.

 

Khi nói về hiệu quả của vốn vay, ông Nguyễn Văn Chung - Phó giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cho biết: “Là một đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây nông - lâm nghiệp, nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của suy thoái kinh tế. Trước những khó khăn, Trung tâm đã làm thủ tục vay vốn Ngân hàng theo Quyết định 131 của Chính phủ với số dư nợ đến ngày 17/7 là trên 8 tỷ đồng, tổng số tiền được hỗ trợ lãi suất gần 30 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất, Trung tâm có điều kiện ổn định sản xuất kinh doanh ổn định, đã sản xuất, cung ứng được 536 ngàn cây lâm nghiệp, trên 280 tấn giống lúa các loại, đáp ứng nhu cầu giống, đảm bảo thời vụ cho bà con nông dân”.

 

Công ty Cổ phần xi măng Yên Bình là một đơn vị mới đi vào sản xuất, vốn đã gặp khó khăn nay vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế lại càng khó khăn hơn, nhất là vốn cho sản xuất. Mặc dù là nhà máy có dây chuyền máy móc hiện đại, với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, nhưng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhiều lúc cũng phải sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm lao động.

 

Trong lúc khó khăn nhất thì được cán bộ tín dụng NHNo&PTNT đến tuyên truyền, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất và chỉ sau 2 ngày Công ty đã được vay vốn. Tính đến hết ngày 20/7 Công ty đã có tổng dư nợ gần 60 tỷ đồng, số lãi được hỗ trợ là trên 325 triệu đồng.

 

Ông Nguyễn Văn Cương-Phó giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình phấn khởi nói: “Trong những tháng đầu năm Công ty rất khó khăn về vốn, hàng hoá sản xuất ra nhưng sức tiêu thụ chậm, thậm chí đối tác còn nợ lại vốn. Trong khi đó Công ty vẫn phải vay ngân hàng theo lãi suất thương mại để đảm bảo cho sản xuất, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh, đời sống công nhân viên khó đảm bảo. Nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ như “làn gió mát” đã chắp cánh cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức đi vào hoạt động ổn định. 6 tháng qua Công ty đã sản xuất, tiêu thụ trên 300 ngàn tấn xi măng, doanh thu đạt 180 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 3 triệu đồng/tháng”.

 

Rõ ràng chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích cầu tiêu dùng nông thôn của Chính phủ là cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân tháo gỡ khó khăn, giảm giá thành sản phẩm tiếp tục duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai, thực hiện cho vay cũng gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ, nhất là việc cho vay theo Quyết định 497. Nhiều hộ nông dân đang rất “khát vốn” để mua máy móc, đầu tư sản xuất nhưng lại không thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Qua gần 2 tháng triển khai NHNo&PTNT mới giải ngân được trên 9 tỷ đồng. Phải chăng NHNo&PTNT “đóng băng” nguồn vốn này, hay vì một lý do nào khác?

 

Ông Nguyễn Mạnh Hồng-Phó giám đốc NHNo&PTNT Yên Bái nói: “Sở dĩ nhiều nông dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này không phải do phía ngân hàng gây khó khăn, hay thủ tục rườm rà mà vẫn cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường. Khách hàng chỉ cần gửi đủ hồ sơ vay vốn đến ngân hàng và sau 2-5 ngày là nhận được tiền vay (theo quy định là 15 ngày). Nhưng để được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ, thì người vay phải có thêm điều kiện là được UBND xã, phường xác nhận khoản vay đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất, bắt buộc phải có giấy tờ, hóa đơn hợp lệ chứng minh vật tư, hàng hóa mua sắm đưa vào sản xuất kinh doanh, đây là khó khăn đối với nông dân. Nhưng bởi quy định cho vay hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ về đối tượng đầu tư, đối tượng sử dụng, Ngân hàng không thể vận dụng làm khác quy định được. Nếu cho vay không đúng, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

 

Bên cạnh những quy định chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng thì cũng phải nói rằng, rất ít doanh nghiệp, cá nhân, nhất là các hộ nông dân chưa hiểu rõ về nguồn vốn vay kích cầu của Chính phủ. Thậm chí có nhiều hộ nông dân ở các địa phương vùng sâu còn không biết có nguồn vốn vay hỗ trợ cho sản xuất nông-lâm nghiệp.

 

Ngân hàng NHNo&PTNT cam kết là có đủ vốn cho doanh nghiệp, cá nhân vay miễn là phải đảm bảo các thủ tục theo quy định. Ngân hàng phấn đấu cho vay hỗ trợ lãi suất từ nay đến cuối năm tăng thêm 250 đến 300 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ cuối năm đạt từ 2700 tỷ đồng trở lên.

 

 

 Ngọc Trúc

 

 

                                               

 

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục