Tú Lệ: Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) có 1.013 hộ dân với trên 5.238 khẩu, chủ yếu là người Thái. Diện tích tự nhiên rộng 2.865 ha, nhưng đất ruộng chưa đầy 155 ha, cuộc sống người Mông, người Thái trong các bản vẫn trông cả vào đồng ruộng. Bản Chao có 12 ha lúa nước, đây là nguồn lương thực chính của gần 90 hộ trong thôn, giao thông đi lại khó khăn, xã đã vận động nhân dân đưa 100% giống lúa lai vào gieo cấy và năng suất đã nâng lên nhưng bản Chao vẫn là bản nghèo nhất xã.

Ông Đồng Văn Minh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng Tú Lệ vẫn là một xã nghèo của huyện Văn Chấn. Nguyên nhân nghèo của Tú Lệ giống như nhiều xã khác của vùng cao đó là, đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp, trình độ dân trí không đồng đều, phương thức sản xuất lạc hậu, manh mún, tự cung tự cấp là chính. Ngoài ra, số người nghiện còn nhiều nên nhiều gia đình đã nghèo lại còn gánh theo người nghiện ma túy nên càng nghèo thêm”.

Xác định rõ nguyên nhân nghèo đói, những năm vừa qua Đảng bộ và chính quyền xã đã xây dựng và triển khai một cách hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Đảng bộ xã đã đề ra nghị quyết đầu tư thâm canh lúa nước ở vùng thấp và tăng vụ, đưa các giống lúa lai năng suất cao vào sản xuất ở thôn, bản vùng cao để đảm bảo an ninh lương thực; đưa cây ngô, đậu tương vào gieo trồng ở những chân ruộng thiếu nước. Nhờ vậy, diện tích lúa tăng vụ và năng suất được nâng lên qua từng năm, an ninh lương thực dần dần được đảm bảo. Tập quán canh tác manh mún dần thay bằng tư duy sản xuất hàng hoá, lấy chất lượng, hiệu quả kinh tế làm thước đo.

Tú Lệ còn được nhiều người nhắc đến bởi nơi đây có giống lúa nếp Tan thơm dẻo. Phát huy lợi thế đó, tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn đã phối hợp với trung ương nghiên cứu bảo tồn nguồn gen quý và đưa ra sản xuất đại trà hơn 100 ha. Nếp Tan sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó, giá một kg gạo nếp tan dao động từ 20 - 25 ngàn đồng/kg, đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho nông dân. Bên cạnh cây lúa, cây ngô, xã còn tập trung chăn nuôi gia súc đến nay đã có hơn 760 con trâu, 604 con bò. Bằng hướng đi, cách làm ấy, đời sống nhân dân trong xã đã bớt phần khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói ngày một giảm.

Tuy nhiên, để Tú Lệ khởi sắc trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, Đảng bộ, chính quyền xã cần có nhiều nỗ lực và triển khai đồng bộ các chương trình, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nhân dân; phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất; khuyến khích các hộ nghèo phát triển các loại cây, con có tính đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao như: chè, chăn nuôi bò, dê...

Ngoài diện tích lúa muà ổn định, xã cần giữ vững và mở rộng thêm diện tích lúa xuân; tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân thâm canh lúa, nâng cao năng suất, sản lượng; phát huy thế mạnh đất đai đầu tư chăn nuôi tập trung, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Tú Lệ cần đẩy mạnh trồng rừng, chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp bằng cây nguyên liệu giá trị kinh tế cao.

Lợi thế của Tú Lệ là có quốc lộ 32 chạy qua, đây là điều kiện tốt để phát triển các dịch vụ thương mại; mở rộng và phát triển vùng gieo cấy giống lúa nếp Tan - một đặc sản của địa phương và vận động nhân dân cùng liên kết gieo cấy với diện tích lớn, liền ô, liền thửa kết hợp đầu tư thâm canh tạo năng suất cao, khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xây dựng thương hiệu gạo nếp Tan của Tú Lệ.

Văn Thông

Các tin khác
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên giải ngân cho người dân xã Liễu Đô.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng. Ước đến 30/4/2024, dư nợ đạt 5.031 tỷ đồng, tăng 3,37% so với năm 2023.

Khu vực rừng bị cháy tại tỉnh Nghệ An chiều 30/4/2024.

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra tình hình thực hiện Đề án trồng dâu nuôi tằm tại xã Yên Thái.

Xác định trồng dâu nuôi tằm là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm, huyện Văn Yên đã xây dựng Đề án trồng dâu nuôi tằm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân và triển khai các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật. Huyện đã từng bước khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai để mở rộng diện tích vùng dâu tằm.

Các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Yên Bái tập trung thực hiện khắc phục các tồn tại trên lưới điện trước kỳ nghỉ lễ.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5, cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục chưa từng có trong suốt 10 năm qua, nhiều nơi lên đến hơn 43 độ C. Do đó, nhu cầu sử dụng điện của người dân đã tăng đột biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục