Đổi mới trên quê hương cách mạng

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/4/2012 | 8:28:23 AM

YBĐT - Mỗi lần có dịp trở lại mảnh đất cách mạng Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) trong tôi luôn dâng trào cảm xúc đặc biệt. Tiếp nối truyền thống kiên cường, dũng cảm của các thế hệ cha anh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đại Lịch đang ra sức xây dựng quê hương văn minh, giàu mạnh.

Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đại Lịch luôn phát huy truyền thống là những người đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đại Lịch luôn phát huy truyền thống là những người đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Đại Lịch đã đoàn kết một lòng theo Đảng, Bác Hồ kính yêu cùng nhân dân các dân tộc trong cả nước nhất tề đứng lên làm nên cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” nhân dân Đại Lịch đã đứng lên chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm bảo vệ vững chắc mảnh đất quê hương, bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo của huyện Văn Chấn, góp phần cùng quân dân cả nước kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khẩu hiệu: Tất cả cho tiền tuyến vì miền Nam thân yêu; Tay cày tay súng; Tay búa tay súng; Địch đến là đánh, địch đi lại sản xuất… nhân dân Đại Lịch đã cùng với quân dân cả nước đập tan chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phát huy truyền thống cách mạng đó, ngay sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Đảng bộ, nhân dân Đại Lịch lại chung sức xây dựng mảnh đất quê hương ngày một giàu đẹp. Gần 4 thập kỷ đã trôi qua, Đại lịch giờ đây đã khoác lên mình một diện mạo mới. Những con đường mòn ngày nào giờ đã được mở rộng, tạo thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa. Bà Trần Thị Mến, trưởng thôn 1 phấn khởi cho biết: “Sắp tới đoạn đường hơn 800m dẫn vào thôn sẽ được bê tông hóa. Đây sẽ là điều kiện cho người dân phát triển kinh tế”.

Trên cơ sở xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn bước đi phù hợp và phát huy lợi thế của địa phương. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào các giống lúa mới năng suất cao như: Nhị ưu 838, Chiêm hương… nên tổng sản lượng lương thực có hạt luôn đạt trên 2.800 tấn/năm. Bên cạnh đó, toàn bộ 1.352ha rừng đã được phủ kín bằng những loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như: keo, bồ đề…

Ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Hiện nay trên địa bàn xã thu hút tới 4 doanh nghiệp, đơn vị tham gia chế biến lâm sản, cũng từ đó người dân có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống”. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp với những hỗ trợ về vốn, kỹ thuật nên ở Đại Lịch đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa, cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Anh Hà Đức Quang, một trong những hộ nuôi nhiều lợn ở thôn 1 cho biết: “Do ít vốn nên nhà mình chỉ nuôi khoảng 40 con nhưng tính ra mỗi năm cũng thu về gần 60 triệu đồng”.

Theo anh Lương Đức Mạnh, cán bộ văn phòng xã, ngoài nuôi lợn nhiều gia đình còn vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi baba giống, baba thương phẩm. Tiêu biểu là gia đình các ông: Trần Đăng Dung, thôn 10, Lê Quý Phi, thôn 1… Kinh tế phát triển đúng hướng, thu nhập bình quân nâng lên gần 10,5 triệu đồng/người/năm.

Cũng từ đó, công tác giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm đầu tư đúng mức và không ngừng được cải thiện, nâng cao. Hàng năm, chính quyền địa phương và các đoàn thể đều tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công với cách mạng…

Những dấu tích lịch sử vẫn còn đó nhưng Đại Lịch hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, một sức sống mới. ở đó, những người con của quê hương cách mạng đang ra sức phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội tiến tới xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.

Hùng Cường

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Lúc 12h trưa nay (3/5), giá vàng SJC bất ngờ tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng, lập đỉnh lịch sử mới.

Lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Sáng nay 3-5 vào khoảng 9 giờ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Vàng SJC trên thị trường sáng vẫn neo trên 85 triệu đồng/lượng.

Triển khai thử nghiệm thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài.

5 sân bay lớn gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất dự kiến đồng loạt thu phí không dừng từ ngày 5/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục