Vùng sâu, vùng xa (Văn Yên): Những đổi thay rõ nét

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/1/2013 | 8:47:33 AM

YBĐT - Về các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Văn Yên như Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Lang Thíp, Viễn Sơn, Đại Sơn... các công trình đường giao thông, trung tâm cụm xã, chợ, trường học được xây dựng khang trang; nhiều công trình kênh mương, thủy lợi được kiên cố hóa; hệ thống điện lưới quốc gia vươn đến tận các bản, làng...

Nhân dân các xã trên địa bàn huyện Văn Yên bê tông hóa đường giao thông.
Nhân dân các xã trên địa bàn huyện Văn Yên bê tông hóa đường giao thông.

Ông Lý Văn Ngọc - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Yên cho biết, chỉ cách đây 5, 10 năm, các xã vùng sâu, vùng xa này chưa có đường ô tô đến trung tâm, mỗi lần đi công tác phải thuê xe thồ chở vào trụ sở UBND xã làm việc rồi chở quay về. Những hôm trời mưa, đường sá lầy lội, không về kịp phải ngủ lại ở nhà dân là chuyện bình thường. Đến nay, được sự quan tâm đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương, bộ mặt các xã đến các thôn, bản có nhiều thay đổi.

Chỉ riêng nguồn vốn Chương trình 135 (cả hai giai đoạn I và II), từ năm 2005 đến nay, đã đầu tư vào 8 xã đặc biệt khó khăn của huyện trên 60 tỷ đồng; xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hơn 2.400 công trình: đường giao thông, trường học, chợ cụm, kênh mương thủy lợi, cầu cống, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng... Thực hiện Chương trình 134, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả dự án phát triển bền vững 13 thôn khó khăn với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Xã Viễn Sơn là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn xã hiện có 703 hộ, 3.125 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 75,6% dân số.

Ông Triệu Tiến Bảo - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: "Trong những năm qua, có sự quan tâm đầu tư của Trung ương và nhiều chương trình lồng ghép khác của tỉnh, của huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản đều được mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp A miền núi, trong đó 80% đã được cứng hóa và bê tông hóa; 85% số hộ đã có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nhiều năm nay. Các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số đều có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Các trường học trên địa bàn đều được kiên cố hóa và tầng hóa. Nhân dân đã định canh định cư, cuộc sống no đủ, con cháu được học hành chu đáo".

Văn Yên là huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm gần 45% dân số, đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ như: Chương trình 134, 135 và các chương trình đầu tư của tỉnh về giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt kết quả thiết thực. Huyện hiện có 70% mạng lưới đường giao thông liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa; 95% số thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, 85% số hộ được sử dụng điện; 63% số dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và 100% số thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng...

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Trên địa bàn huyện Văn Yên, những năm qua, Trung ương và tỉnh Yên Bái đã đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số một nguồn vốn khá lớn, không chỉ làm thay đổi diện mạo các thôn bản, giúp đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Những công trình, hạng mục được đầu tư xây dựng trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu bức thiết, giúp đồng bào định canh định cư ổn định, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Đồng thời, qua đó làm thay đổi tư duy, nhận thức của đồng bào từ sản xuất du canh du cư sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, đời sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện có nhiều cải thiện rõ nét, bộ mặt các thôn bản đã và đang có nhiều thay đổi.  

      Thu Nhài

Các tin khác
Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Suối Giàng được sản xuất đúng quy trình cho chất lượng cao.

Phát huy lợi thế địa phương, một hợp tác xã đến 90% thành viên là người dân tộc Mông đã biết khai thác, chế biến để vừa nâng cao giá trị sản phẩm Shan tuyết chè cổ thụ vừa nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành điểm sáng trong khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái. Đó là Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục