Xét nghiệm PCR - đóng góp vào phát triển kỹ thuật cao của ngành y tế Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/9/2014 | 3:02:00 PM

YBĐT - Được phát minh từ năm 1985 và được thừa nhận chính thức từ năm 1993, kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành y tế trên toàn thế giới và Việt Nam bởi tính chính xác, nhanh chóng trong việc chẩn đoán căn nguyên gây ra các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh do vi rút, vi sinh vật gây bệnh, hiện đang chiếm ưu thế trong các bệnh nhiễm trùng, gây dịch.

Cán bộ xét nghiệm xử lý mẫu bệnh phẩm tại phòng xét nghiệm PCR.
Cán bộ xét nghiệm xử lý mẫu bệnh phẩm tại phòng xét nghiệm PCR.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kỹ thuật để đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới, được sự giúp đỡ tận tình của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sự ủng hộ của Sở Y tế tỉnh, năm 2004, Trung tâm Y tế dự phòng đã  cử 2 cán bộ về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương học tập để phát triển kỹ thuật PCR.

Sau 2 tháng, với các kiến thức và kỹ thuật cơ bản được các nhà khoa học của Viện đào tạo, cùng với đó là một bộ thiết bị PCR  được Viện “cho mượn” nhằm hỗ trợ cho Trung tâm giai đoạn đầu, Trung tâm Y tế dự phòng đã bắt tay vào triển khai kỹ thuật PCR. Mới đầu, phòng thí nghiệm được thiết lập tạm thời với chỉ hai gian phòng, ngăn bằng khung nhôm kính để được ba khu vực cách biệt.

Trải qua một thời gian đầu thử nghiệm, nhiều mẫu bệnh phẩm làm đi làm lại vẫn cho ra các kết quả khác nhau, lúc thì âm tính, lúc dương tính. Lo lắng và trăn trở nhưng không nản chí, lãnh đạo, cán bộ Trung tâm tiếp tục tìm tòi, kiểm tra lại tỉ mỉ các khâu từ chuẩn bị đến các động tác kỹ thuật nhỏ nhất. Cuối cùng, đã đến ngày “hái quả”:, năm 2005, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh đầu tiên triển khai thành công kỹ thuật sinh học phân tử - PCR.

Từ đó, giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng các bệnh truyền nhiễm khó chẩn đoán bằng các phương pháp thông thường như viêm gan vi rút B - xét nghiệm này cho phép xác định được bệnh nhân nhiễm vi rút thể hoạt động hay không hoạt động, cần phải dùng thuốc tích cực để điều trị hay không và theo dõi được kết quả điều trị của bệnh nhân.

Năm 2006, kỹ thuật PCR đã xác định chính xác nguyên nhân gây dịch cúm tại Nậm Búng - Văn Chấn là cúm B (chứ không phải là cúm A/H5N1 như tất cả mọi người nghĩ), giải tỏa sự lo lắng, giảm được chi phí chống dịch. Dịch bệnh tay chân miệng năm 2011, 2012 nhờ chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh EV 71 đã chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả. Ngoài ra, PCR còn giúp chẩn đoán sớm các nhiễm trùng khác như bệnh lao (đặc biệt có ý nghĩa trong bệnh lao ngoài phổi), xác định tiêu chảy do các chủng E.coli gây bệnh…

Với quyết tâm cao của lãnh đạo và cán bộ, trong những năm qua, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã khẳng định khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công việc của mình, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh nhà. Ngoài PCR, các kỹ thuật cao khác như định lượng kim loại nặng bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử, định lượng hóa chất bảo vệ thực vật, xét nghiệm hơi khí độc trong không khí bằng sắc ký khí … cũng đã được Trung tâm triển khai ứng dụng thành công.

Niềm vui sau mỗi ứng dụng kỹ thuật thành công đi đôi với đó là một trăn trở: Kỹ thuật cao triển khai rồi nhưng duy trì và phát triển nó ra sao? Làm sao để càng nhiều người dân biết đến và sử dụng? Với tỷ lệ người dân nghèo chiếm đa số thì vấn đề bảo hiểm y tế chi trả cho những kỹ thuật cao đã có tại tỉnh đã được tính đến hay chưa? Làm sao để tận dụng hết khả năng kỹ thuật đã có tại tỉnh phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương? Làm sao để kỹ thuật cao không chỉ phục vụ người có điều kiện kinh tế mà phải phục vụ cả cho những người nghèo, nhằm tiến tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe?

Để giải quyết những câu hỏi này, thiết nghĩ, không những cần nỗ lực của một đơn vị, một ngành mà rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan; sự đổi mới về mặt chính sách, đặc biệt hy vọng vào sự đổi mới của Luật Bảo hiểm y tế sắp tới sẽ giúp cho người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, trong đó có kỹ thuật PCR.

 Lê Thị Hồng Vân

Các tin khác
Hội nghị tuyên truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, công nhân khu công nghiệp.

Hình thức tuyên truyền, vận động được các cấp công đoàn Yên Bái đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn; kết hợp giữa hình thức trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người lao động trong tỉnh.

Nhiều người dân chỉ lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một cuộc sống khỏe mạnh, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Đây không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà là một cách tiếp cận mới đáp ứng nhu cầu an toàn, bền vững và chất lượng của con người. Những nỗ lực của cộng đồng người tiêu dùng ở Yên Bái đã tạo ra những thay đổi tích cực trong lựa chọn thực phẩm hàng ngày, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và gắn kết trong cộng đồng.

Chương trình ngoại khoá với chủ đề

Nhằm lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá ý nghĩa với chủ đề trình diễn thời trang tái chế, bảo vệ môi trường.

Hiện xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ đã đặt 57 thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng.

Vừa qua, Hội Nông dân (HND) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai mô hình điểm "Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tăng cường quản lý chất thải nhựa trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và cộng đồng dân cư thông qua các tổ tự quản” tại xã Sơn A. Từ hiệu quả mô hình, HND thị xã đã nhân rộng ra tất cả các cơ sở Hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục