Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4

Để văn hóa đọc không bị lu mờ

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/4/2015 | 10:32:17 AM

YênBái - YBĐT - Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự phổ biến, lan truyền của Internet với tốc độ chóng mặt. Mọi tin tức, sách, truyện, phim ảnh đều dễ dàng tìm kiếm thông qua Tnternet. Vì lẽ đó, lợi ích mà nó mang lại là điều không thể chối cãi. Thế nhưng, chính sự hiện đại, thuận tiện ấy dường như đang vô tình làm “văn hóa đọc” dần bị lu mờ nếu như không muốn nói là đang dần mất đi, đặc biệt là trong giới trẻ.

Các em thiếu nhi đến đọc sách tại Thư viện tỉnh.
Các em thiếu nhi đến đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Thư viện tỉnh Yên Bái có hơn 200 nghìn bản sách, trên 200 loại báo, tạp chí khác nhau. Trong đó, sách chính trị, xã hội 20%; sách khoa học – kỹ thuật 20%; sách thiếu nhi 20%; văn học các loại… Thời điểm năm 2008, mỗi ngày tất cả các phòng đọc ở đây thu hút hơn 200 bạn đọc. Nhưng nay, dù vào những ngày hè là đợt cao điểm nhất của Thư viện nhưng tất cả các phòng đọc cũng chỉ có gần 100 người. Đây không chỉ là thực trạng tại Thư viện tỉnh Yên Bái mà đã và đang là thực trạng chung của tất cả các thư viện trên toàn quốc.

Chị Lê Tú Anh – Giám đốc Thư viện tỉnh cho biết: “Vài năm trở lại đây, thực sự lượng bạn đọc đến với Thư viện giảm đi rất lớn. Hàng năm, được sự quan tâm của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí, việc đầu tư cho sách vẫn luôn được chú trọng. Chúng tôi đã từng duy trì 3 năm liên tiếp mở cửa thư viện vào thứ 7, chủ nhật, mở cửa buổi tối nhưng số lượng bạn đọc vẫn không được cải thiện”.

Để thu hút bạn đọc, nhiều hoạt động tuyên truyền trên tiêu chí “để sách đi tìm người” chứ không “ngồi chờ người đi tìm sách” được thường xuyên tổ chức. “Chúng tôi mang sách đến tận tay các em học sinh tại trường học; vận động các cơ quan, các trường học cấp phát thẻ thư viện miễn phí, thẻ giảm giá; thay đổi, trang trí không gian phòng đọc mới nhằm tạo hứng thú cho bạn đọc; nhiều băng rôn, pano, sách được trưng bày quảng bá ngay tại thư viện; giới thiệu sách trên truyền hình… Đặc biệt là thay đổi phương thức tuyên truyền bằng cách đưa xe thư viện lưu động 1 tuần/lần, mỗi lần từ 3 đến 5 ngày đến với các huyện, thị xã, vùng sâu vùng xa trong tỉnh”- chị Tú Anh cho biết thêm.

Vẫn biết, giá trị của sách là ở mỗi người cảm nhận, tinh hoa của sách cũng là ở khả năng chắt lọc, nhìn nhận của mỗi người; mỗi thế hệ cũng có những nét văn hóa riêng, cách cảm thụ riêng nhưng chung quy lại, thứ mà sách có thể cho chúng ta, đó là phát triển năng lực tư duy, tưởng tưởng, ngôn ngữ và hình thành nhân cách.

Với nhiều lợi ích như vậy, việc đọc sách dường như lại đang bị chính chúng ta “xem nhẹ”. Có nhiều lý do lý giải cho điều này, có thể do cán bộ, công nhân viên chức quá bận rộn công việc không có nhiều thời gian đọc sách, các em học sinh, sinh viên cũng phải học quá nhiều, các em thiếu nhi - đối tượng thích sách nhất thì lại phải phụ thuộc vào bố mẹ… Lý do lớn hơn cả chính là vì nhiều người, nhiều bạn trẻ đã không còn mặn mà với “văn hóa đọc”.

Dạo một vòng quanh các hiệu sách lớn, điều dễ nhận thấy là sách bây giờ đã có sự thay đổi. Số lượng và cả chất lượng được cải thiện, hấp dẫn về nội dung, phong phú về thể loại, trình bày, màu in, giấy in đẹp. Gặp chị Hoàng Thu Hiền - tổ 8, phường Đồng Tâm (TP Yên Bái) khi đang chọn mua sách cho con, chị chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con nhỏ. Một cháu học lớp 6, một cháu học lớp 1. Bản thân đi làm cả ngày mệt mỏi, tôi không có nhiều thời gian đọc sách cũng như quan tâm đến việc đọc sách của các con. Thỉnh thoảng đưa con đi mua sách như thế này chủ yếu chúng chỉ thích truyện tranh, rồi mua về đọc một hai hôm là chán. Chúng thường thích xem hoạt hình, xem tivi hơn là đọc mọi thứ qua sách báo”.

Trở lại câu chuyện tại Thư viện tỉnh, tìm đến một phòng đọc, đông nhất trong ngày thường cũng chỉ có khoảng 5 học sinh. Em Trương Thị Hồng Nhung - học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành chia sẻ: “Thứ 3 tuần nào em cũng lên thư viện tìm sách tiếng Anh. Ở đây yên tĩnh lại nhiều sách hay và hữu dụng. Nhưng em thấy các bạn tầm tuổi em ít lên thư viện đọc sách lắm. Có lên cũng chỉ toàn mượn truyện hoặc tiểu thuyết là chính. Trong khi phòng Internet miễn phí trong thư viện thì lúc nào cũng đông các bạn, không có chỗ mà ngồi”.

Nhìn nhận thẳng thắn về vấn đề này, ông Lê Xuân Định - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Giới trẻ hiện nay được tiếp xúc với công nghệ thông tin từ rất sớm, sở thích đối với từng lớp trẻ cũng đã thay đổi nhiều, thường các em chỉ đọc những gì mình thích, mình cần mà không có thói quen tìm tòi, tham khảo qua sách. Những năm trở lại đây, Sở đã phối hợp với các đơn vị chức năng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa đọc trong cộng đồng. 180 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh đều có bưu điện văn hóa, truyền tải các ấn phẩm đến tận các nhà văn hóa thôn bản và từng nhà văn hóa thôn bản đều có tủ sách, luân chuyển sách giữa các nhà văn hóa… Tuyên truyền là vậy, nhưng càng làm mới càng thấy khó nên việc thay đổi thói quen giúp giới trẻ yêu thích văn hóa đọc sẽ là quá trình lâu dài, bền bỉ. Và trên hết là cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, nhà trường, các bậc phụ huynh, sự ủng hộ của tất cả các em”.

Xin được trích một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đọc được nhiều sách tốt nhưng nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì chẳng khác nào “cái hòm đựng sách”. Đây không chỉ là lời dạy mà còn là lời nhắc nhở của Người về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách. Việc cần làm bây giờ không phải là đánh giá hiện trạng “văn hóa đọc” như thế nào? Nhà trường hay gia đình bắt ép con em mình phải đọc cái này, cái kia... mà phải làm gì để khuyến khích giới trẻ và tuyên truyền để các em hiểu giá trị đích thực của việc đọc sách, từ đó hình thành thói quen, sự yêu thích, say mê với sách.

Cô giáo Lê Thị Lệ Dung – Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành:

“Hiện nay, do điều kiện của nhà trường nên thư viện khá nhỏ, chỉ có thể phục vụ các em đến mượn sách. Trong năm 2015, Trường sẽ được chuyển đến địa điểm mới rộng rãi và đây sẽ là cơ hội để nhà trường mở rộng thư viện, giúp các em có thể đọc và học tập tốt hơn, nhất là nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường”.


 

Em Nguyễn Đức Khanh, học sinh lớp 11 Toán – Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành:

“Em rất thích sách, em hay đọc các loại sách văn học và sách lịch sử. Trong lớp em hầu như các bạn thích đọc truyện hơn. Ở trường cũng như ở địa phương em ít thấy có các hoạt động giới thiệu sách, ngày hội đọc sách nên em mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn các hoạt động như vậy để em và nhiều người được tham gia”.
  

Mai Linh

Các tin khác
Chiến sỹ trẻ tham gia kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4.

Sáng 29/3, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm tra bắn súng tiểu liên AK, tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024.

Nội dung huấn luyện đội ngũ chiến thuật bài “Trung đội dân quân bảo vệ mục tiêu khi có gây rối bạo loạn”.

Ngày 28/3, huyện Yên Bình đã tổ chức ra quân huấn luyện trước rút kinh nghiệm huấn luyện dân quân tự vệ năm 2024 tại xã Bảo Ái.

Phường Nguyễn Thái Học tiến hành kẻ vạch sơn chỉ giới hành lang hai bên tuyến đường Lý Thường Kiệt.

Phường Nguyễn Thái Học là một trong những địa bàn trọng điểm với chợ truyền thống và nhiều điểm chợ tự phát, cùng với đó là các hộ kinh doanh hàng hóa và dân cư tập trung đông. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực để đưa trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp, góp phần xây dựng thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II văn minh và hiện đại.

Sáng 29/3, Bảo tàng tỉnh và Thư viện tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm chủ động phòng ngừa, sẵn sàng các phương án khi xảy ra tình huống cháy nổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục