Tuổi trẻ Yên Bái: Dấu ấn khởi nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/12/2020 | 8:00:40 AM

YênBái - Qua 2 năm triển khai, Đề án “Hỗ trợ phát triển phong trào thanh niên Yên Bái khởi nghiệp giai đoạn 2019 - 2020” đã lan tỏa, rộng khắp. Nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp có giá trị đã và đang mang lại kết quả thiết thực giúp đoàn viên thanh niên làm giàu ngay trên đất quê hương.

Mô hình du lịch cộng đồng homestay của chị Lý Thị Sam Sung, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đang phát huy tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình du lịch cộng đồng homestay của chị Lý Thị Sam Sung, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đang phát huy tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất quế thôn Đức An, xã Đông An, Văn Yên, chàng thanh niên Ngô Thành Hưng luôn khát khao được cống hiến và làm giàu cho quê hương. Sau 3 năm du học tại Singapore, Hưng trở về địa phương để khởi nghiệp với mặt hàng tinh dầu quế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhận thấy với điều kiện thực tế tại địa phương thì phát triển mô hình hợp tác xã (HTX) sẽ có hiệu quả hơn, các thành viên vừa có thể hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật, vừa có nhiều cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm, Hưng đã thành lập HTX Kinh tế nông nghiệp xanh Đông Yến do mình làm Giám đốc. 

Năm 2020, được sự hỗ trợ của Đoàn xã, Hưng tham gia Cuộc thi Ý tưởng, dự án thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh đoàn tổ chức với Dự án "Chế biến hoa quả tươi, sấy sử dụng công nghệ sấy lạnh” và xuất sắc vào vòng bán kết. Hiện Dự án đang thực hiện ở giai đoạn đầu tiên là phát triển mô hình trang trại trồng các loại cây ăn quả với 40 ha bưởi; 50 ha cam V1, V2; 20 ha chanh; 10 ha mận, lê được trồng từ năm 2015 đến nay đã dần cho thu hoạch. Riêng năm 2020 Ngô Thành Hưng thu về 1 tỷ đồng từ bưởi, 140 triệu đồng từ chanh, 70 triệu đồng từ mận và lê. 

Ngô Thành Hưng chia sẻ: "Trong thời gian tới mình sẽ mở rộng, kết nạp người dân quanh vùng vào HTX để liên kết sản xuất. Sau đó sẽ mở chuỗi cửa hàng, siêu thị mini chuyên phân phối các sản phẩm của HTX. Và tới giai đoạn cuối cùng là xây dựng các tour du lịch phượt và homestay, tham quan vườn cây ăn quả". 

Còn chị Lý Thị Sam Sung, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình lại điển hình trong phát triển kinh tế với mô hình du lịch cộng đồng homestay. Với mong muốn góp phần quảng bá văn hóa dân tộc Dao với du khách gần xa, từ lợi thế và tiềm năng sẵn có là cơ ngơi của gia đình nằm gần hồ Thác Bà - vùng đất thơ mộng, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, gia đình chị đã tổ chức lại không gian ở để đón du khách tới nghỉ và du lịch theo hình thức homestay. 

Để thu hút khách, chị đã sử dụng mạng xã hội kết nối đồng thời mở rộng giao lưu, học hỏi từ những nơi có kinh nghiệm về du lịch homestay. Bởi vậy, hầu hết khách du lịch khi đến đây đã rất hài lòng bởi sự tận tình, chu đáo và thích thú khi được trải nghiệm, được hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa. Mô hình không những tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương với du khách trong và ngoài nước. 

Chị Lý Thị Sam Sung chia sẻ: "Em cảm thấy mình rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ của Tỉnh đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh. Tới nay, mô hình của em hoạt động ổn định, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên thanh niên trong xã. Em cũng rất mong Tỉnh đoàn Yên Bái sẽ tiếp tục hỗ trợ được nhiều hơn mô hình thanh niên khởi nghiệp, giúp nhiều đoàn viên thanh niên có điều kiện vươn lên khẳng định mình". 

Để phong trào thanh niên khởi nghiệp phát triển sâu rộng, Tỉnh đoàn đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên thông qua việc tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa thanh niên với cấp ủy, chính quyền và doanh nhân thành đạt về khởi nghiệp. 

Đến nay 173/173 xã, phường, thị trấn duy trì, thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Trong 11 tháng qua, Tỉnh đoàn đã thành lập 76 tổ hợp tác, 7 hợp tác xã do thanh niên làm nòng cốt và 8 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ tại các huyện, thị, thành phố. 

Theo anh Đinh Tiến Hùng - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, trong gần 2 năm thực hiện Đề án, các cấp bộ Đoàn đã hỗ trợ thành lập mới 191 tổ hợp tác, 21 HTX do thanh niên làm nòng cốt và 20 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ; tổ chức khai hoang được trên 50 ha ruộng bậc thang giúp nhân dân mở rộng diện tích canh tác, tạo cảnh quan phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải; mở 9 lớp tập huấn kiến thức khởi sự kinh doanh cho trên 450 lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ 22 ý tưởng sau các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp; thành lập 37 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ đạt trên 168%... 

Có thể khẳng định, qua 2 năm triển khai, Đề án đã phát huy tốt, tạo cơ hội khẳng định sức trẻ khởi nghiệp xóa nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Quyết Thắng

Tags Tuổi trẻ Yên Bái thanh niên khởi nghiệp mô hình thanh niên khởi nghiệp

Các tin khác

Theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả sau dịp nghỉ lễ.

Ảnh minh hoạ.

Cục Hàng không Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay dịp lễ 30/4 - 1/5.

Hai anh em Hà Mạnh Hùng và Hà Duy Minh - Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái nhận quà của nhà tài trợ.

Với mong muốn hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống, thời gian qua, Thành đoàn Yên Bái đã tích cực phối hợp triển khai nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa, trong đó nổi bật là hoạt động “Nâng cánh ước mơ - cùng em tôi đến trường”.

Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh tổ chức khánh thành công trình tu bổ Khu di tích lịch sử quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Dự chương trình có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục