An Thịnh: Công khai dân biết, dân bàn

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/9/2022 | 7:42:03 AM

YênBái - Ông Nguyễn Chí Học cho biết: "Khi xã có chủ trương định làm gì, tôi đều được thông báo qua sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa thôn, hệ thống truyền thanh của xã... Người dân như chúng tôi được tiếp cận và nắm bắt thông tin, có những ý kiến tham gia, phản ánh những băn khoăn, thắc mắc trong việc triển khai thực hiện ngay tại cơ sở...".

Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên và lực lượng vũ trang huyện tham gia “Ngày thứ Bảy cùng dân”. (Ảnh minh họa)
Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên và lực lượng vũ trang huyện tham gia “Ngày thứ Bảy cùng dân”. (Ảnh minh họa)

Dẫn chúng tôi đi tham quan những con đường liên thôn được người dân hiến đất mở rộng ở các thôn: An Phú, Tân Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Trần Sỹ Nguyên phấn khởi cho hay: "Muốn thực hiện tốt QCDC, một trong những nguyên tắc quan trọng đó là tính đi đầu, gương mẫu của cán bộ, đảng viên để người dân học và làm theo...". 

Mọi hoạt động đều thực hiện nguyên tắc chung, tôn trọng cao nhất tính nghiêm minh của pháp luật, các quy định, quy chế đã đề ra, đảm bảo lợi ích cho người dân. Từ đó, người dân tham gia ý kiến, đóng góp sức mình vào những công việc cộng đồng, nhiệm vụ chung. Đồng thời, An Thịnh triển khai nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả 11 nội dung cần phải công khai cho nhân dân biết như: các nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân; phương án đền bù, hỗ trợ, khi nhà nước thu hồi đất; các quy định về chế độ chính sách đối với các đối tượng được thụ hưởng trên từng địa bàn cơ sở, khu dân cư... 

Trên cơ sở đó, các nội dung quy định người dân được bàn và quyết định trực tiếp được triển khai thực hiện tốt như: Chủ trương và mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng như: làm đường bê tông bằng vốn kích cầu, các chương trình dự án mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, chương trình hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn, các công trình xây dựng có vốn nhà nước và nhân dân cùng làm, các quy ước, hương ước của cộng đồng, các quy định, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới... 

Ông Nguyễn Chí Học ở thôn Tân Thịnh cho biết: "Khi xã có chủ trương định làm gì, tôi đều được thông báo qua sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa thôn, hệ thống truyền thanh của xã... Người dân như chúng tôi được tiếp cận và nắm bắt thông tin, có những ý kiến tham gia, phản ánh những băn khoăn, thắc mắc trong việc triển khai thực hiện ngay tại cơ sở. Từ đó, cùng đồng lòng xây dựng phát triển quê hương. Chẳng hạn, việc hiến đất mở rộng đường, ban đầu tôi cũng không đồng thuận, nhưng khi được cán bộ phân tích, tôi hoàn toàn ủng hộ, tự nguyện phá cổng và tường rào vừa mới xây”.

Việc thực hiện QCDC ở An Thịnh được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, bằng nhiều hình thức và cấp ủy, chính quyền đã thực hiện tốt việc công khai để nhân dân biết như: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phong trào phát triển kinh tế... 

Bên cạnh đó, công khai xin ý kiến dân trước khi thực hiện những việc quan trọng để người dân biết, hiểu, tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát... mọi việc đưa ra đều nhận được sự đồng tình, ủng hộ và thống nhất cao của người dân. 

Vì vậy, từ đầu năm đến nay, công tác "Dịch rào, hiến đất, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông” gắn với phong trào "Lắng nghe dân nói và xây dụng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống” đã mang lại hiệu quả thiết thực như: đào và xây 43 hố rác tại các hộ, nạo vét trên 7.000 m2 cống rãnh, vận động 52 hộ tự nguyện hiến 5.700 m2 đất để mở rộng đường, làm mới 1,2 km đường điện thắp sáng tại các thôn, vận động nhân dân 2 thôn là An Hòa và Đồng Tâm đóng góp mua bây nhựa thải đường cao tốc, rải được 2,2 km đường trị giá trên 200 triệu đồng...

Có thể thấy, nhờ thực hiện tốt công tác QCDC ở cơ sở, thời gian vừa qua, xã An Thịnh đang có bước tiến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn thay đổi, củng cố chính quyền cơ sở từng bước vững mạnh, hoạt động hiệu quả, nhất là trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội; xây dựng, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước của tất cả 11 thôn về nếp sống văn hóa, giảm bớt lãng phí, xóa bỏ hủ tục, hình thành nếp sống văn hóa mới; tất cả các thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa; chất lượng hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa được nâng lên, hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 13,2%...

Trần Minh

Tags Yên Bái Quy chế dân chủ Văn Yên dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra dân giám sát dân thụ hưởng

Các tin khác
Trụ sở làm việc của Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai.

UBND Lào Cai cho rằng, sau 5 năm sáp nhập, mô hình hoạt động của Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng vẫn chưa được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ.

Các Công ty, doanh nghiệp tư vấn việc làm học sinh, sinh viên tại Ngày hội việc làm năm 2023.

Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã có hiện tượng đối tượng môi giới lừa đảo đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Do vậy, người lao động cần nêu cao cảnh giác, tránh rơi vào bẫy lừa đảo, "tiền mất, tật mang".

Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái đối thoại với thanh niên

Chiều 30/11, UBND thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị đối thoại với đoàn viên thanh niên các xã, phường, các tổ chức Đoàn trên địa bàn với chủ đề: “Thanh niên thành phố Yên Bái với công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tham gia phát triển kinh tế - xã hội”.

Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng 29/11/2023, tại Hà Nội.

Theo Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, từ ngày 1/7, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục