Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đón nhận bằng di sản của UNESCO

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/2/2015 | 7:54:39 AM

Việc UNESCO công nhận Ví, Giặm Nghệ Tĩnh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh.

Chương trình vinh danh được tổ chức tại Quảng trường Hồ Chí Minh
Chương trình vinh danh được tổ chức tại Quảng trường Hồ Chí Minh

Tối 31/1, tại quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức lễ vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và đón nhận bằng di sản của UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tới dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu; các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bà Katherine Muller Marin- Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội; đại diện các bộ, ban ngành trung ương và lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tham gia còn có các nghệ nhân dân ca Ví, Giặm và đông đảo người dân địa phương.

Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay, được dùng trong lao động và đời sống thường nhật. Theo đó, dân ca Ví, Giặm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nghệ Tĩnh. Với lối hát gần gũi, mộc mạc, những điệu hò, câu ví chứa chan tình cảm, đạo lý, tính cách của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, được cả thế giới ghi nhận.

Việc UNESCO công nhận Ví, Giặm Nghệ Tĩnh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ghi nhận nỗ lực của nhân dân hai tỉnh trong việc lưu giữ, trao truyền và phát huy một cách bền vững các giá trị của dân ca Ví, Giặm, tạo nên sức lan tỏa sâu rộng.

Hiện nay, loại hình diễn xướng dân gian này quy tụ 260 làng, thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, 51 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm và hơn 800 nghệ nhân đang tích cực bảo tồn nghệ thuật âm nhạc dân gian này. Qua thời gian, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được kế thừa, nâng cao và trở nên mềm mại, tha thiết về làn điệu, hàm súc về ca từ, kết tinh những trải nghiệm trong lao động sản xuất, triết lý nhân sinh, thể hiện tình yêu cuộc sống, thể hiện khí chất, cốt cách vất vả mà vẫn lạc quan, nghèo khó mà vẫn lãng mạn, gian nan mà vẫn kiêu hùng… của người Nghệ Tĩnh. Nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu được khai thác từ chất liệu của Ví, Giặm, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta ngày càng phong phú hơn.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam khẳng định: dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai thổ sản độc đáo được kết tinh từ đấu tranh, từ tình yêu, trí tuệ tài hoa của các dân tộc anh em trên vùng đất của núi Hồng, sông Lam. 

Phó Thủ tướng chúc mừng các tổ chức, các nhân, đặc biệt là nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã sáng tạo, gìn giữ và phát huy giá trị độc đáo, quí báu của dân ca ví, dặm bằng nhiều phòng trào, hình thức sinh hoạt giao lưu phong phú, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc và để những giá trị kết tinh từ tâm hồn Việt Nam trở thành một phần quí báu trong kho tàng di sản văn hóa của cả nhân loại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: “Chúng ta hãy nguyện cùng nhau bảo vệ và phát huy những di sản vô giá của nhân loại, trong đó có dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, để những nguồn mạch thanh trong, ấm nồng hơi thở cội nguồn, nuôi dưỡng và nâng cánh tâm hồn Việt, để văn hóa Việt Nam hòa trong dòng chảy của văn minh nhân loại, tạo nền tảng tinh thần và động lực xây dựng thành công, bảo về vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn  minh, để nền văn hiến Việt Nam truyền lưu muôn thủa”.

Phát biểu tại lễ vinh danh, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội khẳng định, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đáp ứng cả 5 tiêu chí để trở thành di sản đại diện của nhân loại và được các thành viên của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đánh giá cao. UNESCO mong muốn chính quyền và người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ có những biện pháp để phát huy giá trị của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, thực hiện những nội dung trong chương trình hành động quốc gia đã được xây dựng để di sản phát triển hơn nữa.

Sau phần Lễ công bố quyết định của UNESCO, trao bằng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị dân ca Ví, Giặm. Những nội dung chính như: Tăng cường giới thiệu dân ca Ví, Giặm ở trong và ngoài nước theo định kì luân phiên 3 năm/lần tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Nghệ An và Hà Tĩnh bảo vệ và phát huy gái trị văn hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ; hỗ trợ cộng đồng, các câu lạc bộ, nghệ nhân phục hồi, lưu truyền các bài hát, hình thức diễn xướng đã bị mai một…

Thay mặt lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết: “Với niềm vui, niềm vinh dự, tự hào, mỗi chúng ta ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm tiếp tục phát huy những giá trị to lớn, quý báu mà các thế hệ đi trước đã để lại, thực hiện nghiêm túc cam kết quốc tế và triển khai có hiệu quả đề án bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, để Ví, Giặm tiếp tục là hành trang tinh thần của các thế hệ người dân Nghệ Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung, góp phần xây dựng, phát triển nền văn háo Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Ngay sau phần lễ là chương trình biểu diễn nghệ thuật “Về miền Ví Giặm”, với những tiết mục dân ca đặc sắc và sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu cùng các câu lạc bộ, nghệ nhân dân gian ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh. Đây là dịp giới thiệu đến người dân tỉnh nhà và bạn bè cả nước những làn điệu Ví, Giặm cùng nỗ lực bảo tồn của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh suốt thời gian qua.

(Theo VOV)

Các tin khác
Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục