Trưng bày gần 200 hình ảnh, hiện vật, bản trích, bản viết văn học - nghệ thuật trong kháng chiến

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/6/2018 | 2:36:57 PM

Sáng 8-6, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Văn học Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Văn học - nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)". Triển lãm tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Việt Nam (1943-2018).

Triển lãm giới thiệu với người xem gần 200 hình ảnh, hiện vật, bản trích, bài viết đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Văn học Việt Nam.

Tượng bán thân "Chân dung Bác Hồ" của tác giả Nguyễn Thị Kim (nữ họa sĩ điêu khắc đầu tiên của Việt Nam), sáng tác năm 1946.



Tượng "Võ Thị Sáu trước quân thù" của tác giả Diệp Minh Châu, sáng tác năm 1958. Tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.


Triển lãm gồm 2 phần: "Đề cương về văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa của Đảng giới thiệu ý nghĩa của "Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943)” là chủ đề của phần 1, trong đó giới thiệu những nhận xét, đánh giá của học giả, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ, một số văn kiện của Đảng nói về văn hóa văn nghệ. Hiện vật tiêu biểu trưng bày gồm: Bản "Đề cương về văn hóa Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh soạn thảo được Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua tháng 2-1943 và được đăng toàn văn trên Tạp chí Tiên Phong số 1: Cơ quan vận động Văn hóa Mới thuộc Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, số 1 ra ngày 10-11-1945; Tác phẩm "Nhật ký trong tù” năm 1943 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trang văn xuôi có ghi chép những suy nghĩ của Người về xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng...

Bàn đá in bài hát "Hò kéo pháo vào trận địa" của tác giả Hoàng Vân và bài hát "Quân dân bảo vệ đường chiến thắng" của tác giả Trọng Lanh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) tại chiến khu Việt Bắc.

 

Một số tác phẩm văn học-nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trong kháng chiến (1945-1954).




Bàn đá in bài hát "Hò kéo pháo vào trận địa" của tác giả Hoàng Vân và bài hát "Quân dân bảo vệ đường chiến thắng" của tác giả Trọng Lanh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) tại chiến khu Việt Bắc.

 

 


Vali mây, quạt, kỷ vật của nhà thơ Tú Mỡ.


Các văn nghệ sĩ ở Liên khu 3 năm 1948.
Khách tham quan triển lãm. 

Phần thứ hai chủ đề "Văn học- Nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)” giới thiệu hiện vật và nhóm hiện vật tiêu biểu là những kỷ vật của các văn nghệ sĩ; Sưu tập hiện vật về các tác phẩm văn học của các tác giả (Tú Mỡ, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi…); Nhóm tranh cổ động và những bản nhạc thời kì kháng chiến...

Triển lãm giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn giá trị soi đường, tác dụng định hướng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam” những cống hiến của các văn nghệ sĩ lớp đầu tiên đã tiếp nhận những nội dung, tư tưởng của Đề cương; qua đó nhận thức đúng hơn nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới.

Triển lãm dự kiến trưng bày đến hết tháng 9-2018.
 
(Theo QĐND)

Các tin khác
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận kỷ lục tới Tập đoàn Mường Thanh.

Chiều 7-5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục cho chương trình “Đồng diễn xòe Thái-Một vòng Mường Thanh”.

Các em học sinh thăm Di tích nhà ông Trần Đình Khánh tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu.

Sáng nay - 4/5, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái đã tổ chức khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi. Đây là công trình tiêu biểu của xã lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 79 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024).

(Ảnh: tuyengiao)

Từ việc được đọc, được học, được nghe giảng bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu trong nhà trường, với thế hệ chúng tôi mỗi lần đọc lại bài thơ ấy vẫn như thước phim thời sự nóng bỏng, hôi hổi chuỗi thông tin chiến trường và sống động khúc ca trữ tình cách mạng reo vui muôn nốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục