Cảm nghĩ đọc tập thơ "Bài ca Xây dựng" của Câu lạc bộ hưu trí ngành xây dựng tỉnh Yên Bái

Thơ của người làm nghề xây dựng

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/9/2018 | 8:01:51 AM

YBĐT -"Bài ca xây dựng" là kết quả của cảm xúc sâu lắng mà những người thợ xây dựng Yên Bái tích lũy, dồn góp suốt chặng đường dài.

 

Không biết từ lúc nào tôi đã nghe và cứ mê mải với lời ca khúc "Bài ca xây dựng" của nhạc sỹ Hoàng Vân: "Bạn đời ơi, bạn có nghe hay niềm vui của những người dọn đến khu nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong/Và em thân yêu ơi, ngày mai chúng ta lại lên đường đến những chân trời mới /Niềm vui của đôi ta về ngôi nhà thầm mong ước đã chan hòa trong niềm vui chung như nước sông ra biển lớn...".

Và may mắn làm sao, tôi lại được tặng tập thơ "Bài ca xây dựng" của chính những người thợ xây dựng viết ra nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập ngành Xây dựng Việt Nam (1958 - 2018) và 20 năm thành lập Câu lạc bộ hưu trí ngành Xây dựng tỉnh Yên Bái.

Tập thơ với gần trăm bài thơ được chia thành hai phần: Tự hào truyền thống và Tình người xây dựng.  Tự hào lắm và cũng hạnh phúc vô cùng khi hiểu ra ý nghĩa lớn lao của sự cống hiến:

Bàn tay xây dựng chúng ta
Đặt chân đâu đó là ra công trình
Đẹp làng, đẹp phố tỉnh mình
Đẹp khu công nghiệp, đẹp tình nước non
                        (Đẹp tình nước non - Hoàng Đại)

Họ từ muôn phương về đây theo tiếng gọi của Đảng lên xây dựng quê hương miền núi Yên Bái. 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành cũng là thời gian để bao thế hệ người làm nghề xây dựng tích lũy kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ lớn lên cùng đất nước; xây những công trình vươn tới tầm cao:

Xây nhà cao ngất trời mây
Cao ốc rộng, đẹp đắm say lòng người
Tô thêm đất nước đẹp tươi
Dựng xây hiện đại gấp mười ngày xưa
          (Vươn tới tầm cao - Nguyễn Trọng Nhân)

Đất nước chuyển mình bước vào thời kỳ hội nhập, đổi mới để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội "Nay hòa bình đất nước trọn niềm vui/Cả non sông như một công trường lớn/Đổi mới từng ngày tầm vóc Việt Nam", hơn ai hết, những người thợ xây dựng vẫn tâm niệm lời dặn của Bác Hồ khi thăm Yên Bái tháng 9/1958, nhất là lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước "Đến ngày thắng lợi sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Nhớ đến Bác, làm theo lời Bác và tâm nguyện: "Bác ơi đất nước đang đi tới/Vững bước theo đường Bác vạch ra" (Bác vẫn trong ta - Nguyễn Bá Giao).

Trong tập thơ, ta còn thấy được tình cảm vô cùng phong phú của cán bộ, công nhân ngành xây dựng gửi gắm nơi đây. Có đọc, có cảm thông mới thấy hết cái tình công dân, cái nghĩa đồng nghiệp sao mà sâu nặng. Gắn bó với nhau từ ngày cuốc bộ, lán tranh xây dựng công trình, bây giờ gặp lại "Tóc mây pha bạc hoa sương gió/Mà tình đồng nghiệp vẫn xuân xanh". Và cũng ít ai nghĩ rằng từ trong gạch ngói, vữa vôi, tâm hồn người thợ xây dựng vẫn bay bổng "Em đứng trên tầng cao ngân vang tiếng hát/Thơm ngát mùi hương rừng quê ta bát ngát". Chính giây phút thăng hoa đã giúp họ làm nên thơ, thậm chí rất thơ:

Để hồn nhiên với nụ cười
Em trao cuối đất cùng trời ngả nghiêng
      
                 (Mối tình xây dựng - Khuất Minh Tảo)

Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, không có sự rung động của tâm hồn thì khó có thơ. "Bài ca xây dựng" là kết quả của cảm xúc sâu lắng mà những người thợ xây dựng Yên Bái tích lũy, dồn góp suốt chặng đường dài. Trân trọng và luôn mong mỏi: "Vần thơ sâu lắng đậm đà/Gửi vào non nước hương hoa mặn nồng/Từ trong sắc mới xuân hồng/Hồn thơ xao động vun trồng xuân tươi" (Vào xuân - Vũ Nụy).

Thế Quynh

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục