Kỷ niệm 16 năm Ngày Di sản văn hóa việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021)

Yên Bái: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/11/2021 | 7:39:27 AM

YênBái - Đến tháng 11/2021, toàn tỉnh Yên Bái có 123 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng; 714 di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể của các dân tộc thiểu số đã được kiểm kê, 4 DSVH phi vật thể đã được đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia.

Nghệ thuật trình diễn dân gian Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ thuật trình diễn dân gian Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Đến tháng 11/2021, toàn tỉnh Yên Bái có 123 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng. Trong đó, có 7 di tích quốc gia đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo; 71 di tích cấp tỉnh đã được tu bổ, tôn tạo và phục hồi từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân công đức, thiện nguyện; 91 di tích đã có biển chỉ dẫn. 

Đồng chí Lý Kim Khoa - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: "Với chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Bảo tàng tỉnh đã thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích vật thể trên địa bàn. Công tác tu bổ, tôn tạo được triển khai nghiêm túc, dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật DSVH. Cơ bản hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh đã được bảo vệ, tu bổ đảm bảo cho sự tồn tại và tính nguyên gốc...". 

Hàng năm, Bảo tàng tỉnh tổ chức từ 5 - 7 cuộc nghiên cứu, điền dã, thám sát thăm dò khảo cổ học. Nổi bật là các nghiên cứu về nhóm di tích bãi đá khắc cổ ở huyện Mù Cang Chải, các dấu tích lịch sử văn hóa dưới lòng hồ Thác Bà, các di chỉ, di tích khảo cổ học thuộc thời đại Hậu kỳ Đá mới - Sơ kỳ Kim khí lưu vực sông Hồng, về các sự kiện, nhân vật lịch sử thời kỳ cận - hiện đại. 

Xác định DSVH là tài sản quý báu của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Yên Bái đã triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, giáo dục truyền thống, quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người Yên Bái đến du khách bốn phương.

Bên cạnh các hoạt động tu bổ, tôn tạo, tỉnh đã đầu tư khoảng 150 triệu đồng để khảo sát, lập hồ sơ khoa học xếp hạng từ 7 - 8 di tích cấp tỉnh mỗi năm. Các địa phương nơi có di tích xếp hạng đã thành lập được ban quản lý di tích. Nhờ đó, các di tích không bị xâm hại, cảnh quan, môi trường được bảo vệ. 

Đối với văn hóa phi vật thể, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 714 DSVH phi vật thể của các dân tộc thiểu số đã được kiểm kê; 4 DSVH phi vật thể đã được đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian Hạn khuống của dân tộc Thái thị xã Nghĩa Lộ; Nghệ thuật trình diễn dân gian Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ; Lễ cấp sắc của dân tộc Dao đỏ, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên; Lễ mừng cơm mới dân tộc Mông, huyện Mù Cang Chải. 

Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động phong phú từng bước bảo tồn, phát huy giá trị DSVH và trao truyền những giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ. Theo đó, các chuyên đề, tổng hợp các tư liệu bảo tồn DSVH phi vật thể cấp tỉnh được xây dựng; các dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số theo chương trình mục tiêu phát triển văn hóa được quan tâm triển khai; các đợt kiểm kê DSVH phi vật thể tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố được tổ chức. 

Các đợt tổng kiểm kê đã giúp đưa ra số liệu về từng tộc người và các nhóm địa phương tộc người trên địa bàn toàn tỉnh thông qua các loại hình như: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian. 

Đồng chí Phùng Thế Hoàng - Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Yên Bái cho biết: "Nhận thức bảo tồn, phát huy các giá trị DSVH phi vật thể là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài. Với chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch địa phương và gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo tồn, kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia nhằm bảo tồn kịp thời và phát huy, phổ biến các giá trị DSVH các dân tộc”.

Với sự nỗ lực của các ngành chức năng, bước đầu, DSVH trên địa bàn tỉnh đã được bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân. Qua đó, hướng tới xây dựng, hoàn thiện con người Yên Bái trong xu thế phát triển mới, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. 

Lê Thương

Tags di sản văn hóa Yên Bái Xòe Thái hồ Thác Bà sông Hồng

Các tin khác
Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.

Tại chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chính thức phát động cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố và 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Thành phố Yên Bái dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay tưng bừng các hoạt động văn hoá văn nghệ khắp địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phầndần hình thành nên nét văn hóa đặc trưng riêng có của thành phố tỉnh lỵ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục