Cảnh giác với... nhà báo

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/6/2012 | 9:36:20 AM

YBĐT - Câu chuyện của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lý Vảng Chua khiến tôi càng thêm ý thức trách nhiệm với nghề, trách nhiệm với tấm thẻ nhà báo bao năm phấn đấu rèn rũa để có được.

Bà con dân bản xem lại những cảnh quay vừa được thực hiện (bìa trái ảnh là anh Lại Tấn).
Bà con dân bản xem lại những cảnh quay vừa được thực hiện (bìa trái ảnh là anh Lại Tấn).

Nghề báo tiếng là đi nhiều song đất Nậm Khắt lại là địa danh đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mà hơn chục năm theo nghề, lần đầu tôi mới có dịp đặt chân tới.

Tôi đi mà lòng háo hức mong được khám phá về cuộc sống mới lạ ở nơi chỉ cách xã Mường Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có một “dông” núi. Nhưng rồi, cả tôi, anh Lại Tấn, anh Hoàng Long – cán bộ của Hội Cựu chiến binh tỉnh đều chưng hửng vì gặp phải không ít rắc rối. Bởi ở đây người ta cảnh giác với… nhà báo đến phát sợ.

Trái hẳn với những gì mà anh Lại Tấn đã thông báo cho chúng tôi trước khi lên đường tới xã vùng cao này: “Cứ yên tâm đi, tớ đã sắp xếp hết chương trình với địa phương rồi. Cũng đã thông báo nội dung làm việc cả với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện để anh Đoàn Thanh Giồng xuống xã làm việc cùng mình. Lý Vảng Chua – nhân vật mình làm phóng sự đã chờ sẵn ở ủy ban. Anh em ta lên là bắt tay vào việc ngay thôi...!”.

Vậy mà khi chúng tôi đến xã, đặt vấn đề về chương trình làm việc với Bí thư Đảng ủy xã Thào A Sinh thật khó khăn để nhận được sự tạo điều kiện của địa phương. Bí thư Sinh cứ căn vặn hai anh cán bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh về đủ thứ giấy tờ.

Khi anh Lại Tấn giới thiệu tôi là nhà báo thì Bí thư Sinh tỏ rõ vẻ hoài nghi. Tôi nghĩ bụng: Sao lạ thế chứ? Có cái gì đó không bình thường khiến cho hầu hết những cán bộ ở địa phương này mà chúng tôi tiếp xúc đều rất cảnh giác khi nghe nói đến... nhà báo chứ không riêng gì mình Bí thư Sinh.

Rồi câu chuyện cũng dần rôm rả hơn khi tôi đưa tấm thẻ nhà báo có tên mình cho Bí thư Thào A Sinh xem. Ông nhìn tôi từ đầu đến chân, hỏi tôi có biết người này, người kia ở báo tỉnh, đài tỉnh... Và nụ cười như thể đã cởi mở, thân thiện hơn. Lỳ Vảng Chua chứng kiến cả nhưng anh chỉ tủm tỉm cười mà không nói gì.

Sau màn chào hỏi chẳng mấy dễ dàng ấy, các anh trong ban lãnh đạo Đảng ủy, Ban Công an và lãnh đạo các đoàn thể quần chúng của xã rất nhiệt tình tham gia giúp chúng tôi hoàn thành những hình ảnh đầu tiên về nhân vật Lý Vảng Chua trong phóng sự hình tại trụ sở UBND xã và những nhà dân mà anh tới làm công tác vận động, tuyên truyền thuyết phục cai nghiệm ma túy... Coi như tạm ổn. Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Những cảnh quay tiếp theo được thực hiện tại nhà của nhân vật và địa bàn hoạt động phức tạp của tội phạm ma túy tại khu rừng bản Làng Minh. Đêm ấy, chúng tôi lưu lại nhà Lý Vảng Chua.

Bữa cơm tối, Chua bắt con lợn cắp nách gia đình nuôi nhờ ở ủy ban xã về mổ thịt đãi khách. Bữa cơm có rượu thóc đặc sản vợ Chua tự tay nấu, có món măng ớt muối vừa cay, vừa đắng mà đối với những người quen sống với đồng bào Mông vùng cao như anh Hoàng Long và anh Lại Tấn thì đó là thứ đặc sản không thể không thưởng thức.

Rượu đã mềm môi, tôi đem thắc mắc của mình gợi lại câu chuyện bữa sáng khi tiếp chuyện với Bí thư Thào A Sinh và những điều khó hiểu khi cả người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương có vẻ như rất “dị ứng” với nhà báo. Chua và mấy anh em trong Ban Công an xã cùng ồ lên cười vui vẻ.

Chua bảo: Là mấy anh chị chưa biết chuyện thôi chứ hơn một năm trước bản Làng Minh mình cũng có một anh đến, xưng là nhà báo. Mình vui quá vì bản này từ trước đến giờ đã có nhà báo nào đến viết bài đâu nên vội chạy đi kiếm con gà về làm thịt cho nhà báo ăn.

Cũng may mà gặp đồng chí Trưởng Công an xã, nói chuyện, đồng chí Trưởng Công an nghi ngờ nên cùng quay lại để xác minh xem có đúng là nhà báo thật hay giả. Cả mình và đồng chí Trưởng Công an xã đều ngạc nhiên vì nhà báo gì mà lạ thế, nó ăn liền lúc mấy chục quả táo mèo xanh vừa chua vừa chát. Nó ăn giỏi thật. Chắc là nó đói? Đồng chí Trưởng Công an xã sinh nghi nên đòi xem giấy tờ thì nó nói dối là đi vệ sinh rồi trốn mất...

Vì bản Làng Minh là địa bàn giáp ranh với đất Ngọc Chiến của tỉnh Sơn La nên tội phạm vận chuyển, buôn bán ma túy tuồn từ đất Sơn La sang Yên Bái bằng đường rừng qua bản nhiều và tinh vi lắm, vì thế bà con trong bản rất cảnh giác.

Chuyện nhà báo giả xuất hiện ở xã được cán bộ thôn, bản tuyên truyền để bà con đề cao cảnh giác nên giờ nhà báo thật có đến xã công tác mà không có đủ giấy tờ làm tin thì cũng khó làm việc lắm đấy. Xã mình không ghét nhà báo đâu nhưng phải làm thế thì mới không lo kẻ xấu lợi dụng làm điều không tốt ở địa phương...

Thì ra là thế! Trách gì mà Bí thư Đảng ủy xã Thào A Sinh lại khó khăn với chúng tôi đến vậy. Thế mới biết công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác đấu tranh phòng chống tội phạm của người dân ở đây được các đoàn thể quần chúng từ xã đến thôn, bản thực hiện chỉ bằng phương pháp tuyên truyền miệng quả thật là hiệu quả.

Câu chuyện của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lý Vảng Chua khiến tôi càng thêm ý thức trách nhiệm với nghề, trách nhiệm với tấm thẻ nhà báo bao năm phấn đấu rèn rũa để có được. Tôi hiểu, ở nơi vùng cao nghèo khó và còn không ít thiếu thốn này, nơi đồng bào tin Đảng và một lòng theo Đảng thì việc tạo dựng được niềm tin và chữ tín với người dân là điều cần hơn bao giờ hết.

Với riêng tôi, tấm thẻ nhà báo không chỉ có sức mạnh như chiếc vé thông hành kỳ diệu mà nó còn chứa đựng niềm tự hào về uy tín của một nghề vất vả nhưng hết sức vinh quang.

Phạm Minh

Các tin khác
Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu.

Sáng nay - 4/5, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái đã tổ chức khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi. Đây là công trình tiêu biểu của xã lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 79 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024).

(Ảnh: tuyengiao)

Từ việc được đọc, được học, được nghe giảng bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu trong nhà trường, với thế hệ chúng tôi mỗi lần đọc lại bài thơ ấy vẫn như thước phim thời sự nóng bỏng, hôi hổi chuỗi thông tin chiến trường và sống động khúc ca trữ tình cách mạng reo vui muôn nốt.

Phim dự kiến ra rạp từ 17-5.

Phim "Vầng trăng thơ ấu" kể về thời thơ ấu của Bác Hồ được đạo diễn Hồ Ngọc Xum thực hiện, Công ty cổ phần phim Giải phóng sản xuất, dự kiến ra rạp từ ngày 17-5.

Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục