Cần quan tâm giúp đỡ các đối tượng yếu thế phòng, chống bão số 3

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/9/2014 | 8:21:25 AM

Chiều ngày 16/9, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã có Công điện số 06/CĐ-LĐTBXH gửi Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố phía bắc và một số đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo đối phó với bão số 3 (Kalmaegi).

Theo đó, để chủ động đối phó, giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, thành phố, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão địa phương và các đơn vị trên địa bàn đặc biệt chú ý đến việc tổ chức di dời nhân dân đến nơi an toàn; có phương án đảm bảo hậu cần, đời sống cho những người phải di dời trong thời gian trước, trong và sau khi bão đổ bộ; quan tâm, giúp đỡ các gia đình người có công cách mạng, người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội khác trong phòng chống bão và khắc phục hậu quả sau bão.

Ngay sau khi bão tan, cần chỉ đạo các địa phương, cơ sở đánh giá nhanh tình hình thiệt hại,nhất là thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản... Tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ theo quy định, giúp nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống. Trong trường hợp bão gây thiệt hại nặng nề, trên diện rộng mà nguồn bảo đảm xã hội của địa phương không đáp ứng đủ cho việc thực hiện chính sách và khắc phục hậu quả, Sở chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để trìnhThủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ từ Trung ương.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tổ chức chằng, chống nhà cửa, văn phòng làm việc, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học cẩn thận; có phương án bảo quản hồ sơ, giấy tờ, thiết bị, tài sản của cơ quan, đơn vị, tránh để ngập ướt, hư hỏng; tổ chức trực ban nghiêm ngặt, đảm bảo an ninh, an toàn cho cơ quan, đơn vị...

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục