Chính sách ưu tiên đối với trường dân tộc nội trú

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/2/2016 | 8:19:54 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú.

Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ: Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hàng năm; Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT. Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tổ chức công tác nội trú cho học sinh, bảo đảm 100% học sinh của nhà trường được ăn, ở nội trú.

Hệ thống trường PTDTNT bao gồm: Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc.

Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chính sách ưu tiên

Trường PTDTNT được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, việc dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường PTDTNT được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung chính sách ưu tiên của địa phương đối với trường PTDTNT (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho giáo viên, học sinh và các hoạt động giáo dục của nhà trường (nếu có).

Đối tượng tuyển sinh là thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

Thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng quy định trên, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường PTDTNT.

Theo Thông tư, tuyển thẳng vào trường PTDTNT các đối tượng sau: Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người; Học sinh người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng quy định đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.

Về chế độ ưu tiên, khuyến khích, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 2/3/2016.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục