Triển khai Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/6/2016 | 10:14:21 AM

YênBái - YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch tập trung vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng và pháp luật cho thanh niên; giáo dục cho thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng; nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề và ý thức nghề nghiệp cho thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn II (2016 - 2020).

Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng bồi dưỡng năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập thân, lập nghiệp của thanh niên trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; thu hút nguồn nhân lực trẻ nhằm nâng tỷ lệ cán bộ trẻ có trình độ cao trong đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và tỷ lệ cán bộ trẻ trong đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Hàng năm, giải quyết việc làm cho 80% - 85% số thanh niên (riêng thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tình nguyện, thanh niên dân tộc thiểu số giải quyết việc làm cho trên 50% thanh niên); tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho 55% - 60% thanh niên; tạo việc làm mới cho 15.000 đến 17.000 thanh niên; quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhóm thanh niên yếu thế; giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đô thị dưới 3%; giảm tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 5%.

Kế hoạch nêu rõ, tiếp tục phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ thanh niên, phát huy các nguồn lực xã hội, các kênh thông tin tuyên truyền, báo chí để đẩy mạnh công tác giáo dục; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các tụ điểm vui chơi, giải trí lành mạnh đáp ứng yêu cầu của thanh niên.

Phấn đấu hàng năm 70% thanh niên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể, đến năm 2020 trên 70% xã, phường, thị trấn có sân bãi cho thanh niên luyện tập thể dục, thể thao; vận động từ 80 - 85% thanh niên trở lên tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao kỹ năng sống và làm việc cho thanh niên; trang bị kiến thức cho thanh niên tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội, các sản phẩm văn hóa không lành mạnh, tệ nạn ma túy, mại dâm.

Đến năm 2020, phấn đấu nâng tỷ lệ tập hợp thanh niên từ 75% hiện nay lên 80%; quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực nhằm tăng tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Nghiên cứu xây dựng những đề án, chính sách nhằm cụ thể hóa chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ trưởng thành từ thực tiễn trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh….

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thanh niên hàng năm, 5 năm, 10 năm để tổ chức thực hiện tại các cơ quan, đơn vị và địa phương. Giao cho Sở Nội vụ chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung tại kế hoạch này; rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách đối với thanh niên cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; làm đầu mối, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành trong việc xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch triển khai chiến lược khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các năm tiếp theo.

B.T

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục