GS, TS Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2023 | 9:18:31 AM

Tại Điều 117 về giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác của dự thảo, theo tôi cần làm rõ khái niệm “đất đang có người sử dụng cho người khác”.

Ảnh minh hoạ: chinhphu.vn
Ảnh minh hoạ: chinhphu.vn

Quy định này rất mơ hồ vì dễ hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trường hợp 1: Người có quyền sử dụng đất giao đất cho người khác sử dụng theo thỏa thuận vì lợi ích của chính người có quyền sử dụng.

Trường hợp 2: Người có quyền sử dụng đất song giao cho người khác sử dụng cho chính lợi ích của người ấy. Trường hợp 3: Người có quyền sử dụng đất song để người khác quản lý và khai thác mà không có thỏa thuận và cho chính lợi ích của mình. Trong hai trường hợp đầu tiên thì người sử dụng đất cho người khác là theo thỏa thuận (trông coi, quản lý, giữ gìn) và vì vậy việc thu hồi không thể như quy định của Điều 117. Trường hợp thứ 3 có thể được coi là "lấn chiếm” và có thể xử lý song phải xem xét đến quyền của người sử dụng đất đó có hợp pháp hay không.

Tại Điều 119 về giao đất có thu tiền sử dụng đất, khoản 2 và 3 của điều này cần rút gọn bằng việc bỏ cụm từ "hoặc bán kết hợp cho thuê”. Về mặt pháp lý, khi đã có quyền bán thì quyền cho thuê là hành vi pháp lý đương nhiên được thực hiện.

Tại Điều 120 về cho thuê đất, khoản 2 chưa có tính bao quát. Các cơ sở đào tạo nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở Việt Nam và phải thuê đất thì có thuộc phạm vi của cho thuê đất trả tiền một lần không? Việc cho thuê đất trả tiền một lần hay hằng năm cần được quy định linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc quy định 2 phương thức thanh toán không có ý nghĩa nếu cho phép người thuê đất chọn trả tiền hằng năm. Vì thế nên bỏ khoản 2 và thiết kế lại khoản 3 như sau: "Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hằng năm hay một lần tùy theo nhu cầu của người thuê đất song phải quy định rõ trong hợp đồng thuê đất”.

Tại Điều 122 về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chưa bảo đảm được yêu cầu của quy định pháp luật vì không cho thấy rõ các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có sự đan xen trong điều này giữa các điều kiện và trình tự, thủ tục. Điều 122 chỉ liệt kê một số loại đất được giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất cần có nghị quyết của HĐND tỉnh; tiêu chí do Chính phủ quy định. Câu hỏi đặt ra các tiêu chí do Chính phủ quy định là điều kiện hay quy trình thực hiện? Do đó, cần luật định các điều kiện này để bảo đảm chống tham nhũng. Các điều kiện phải được quy định dưới dạng những đòi hỏi bắt buộc phải có, bắt buộc phải đúng.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục