Siết chặt nhập khẩu thép

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/1/2008 | 12:00:00 AM

Tại Công văn số 287/VPCP-CN, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành thép.

Trong đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh đến việc siết chặt hơn nữa hoạt động nhập khẩu thép, không để các sản phẩm thép kém chất lượng đổ về Việt Nam.

Cụ thể, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm định chất lượng thép, quy định về xuất xứ hàng hóa để ngăn chặn gian lận thương mại, không cho sản phẩm thép kém chất lượng nhập khẩu vào nước ta.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và Hiệp hội Thép Việt Nam khẩn trương thực hiện việc xác định và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ dây chuyền thiêu kết, lò cao, lò luyện thép (lò điện hồ quang, lò thổi oxy) và các thiết bị phù trợ, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 để làm cơ sở cho việc đánh giá, thẩm định công nghiệp áp dụng cho các dự án đầu tư.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu tuân thủ nghiêm quy trình thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép, tập trung thẩm định kỹ các nội dung như trình độ kỹ thuật công nghệ, năng lực tài chính của nhà đầu tư, thiết bị và giải pháp bảo vệ môi trường để tránh tình trạng dự án đầu tư được cấp phép mà không triển khai đầu tư hoặc chủ đầu tư lợi dụng nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng, nguyên vật liệu cao, không đủ điều kiện bảo vệ môi trường.

Hiện thị trường thép Việt Nam vẫn đang rất căng thẳng, giá thép thành phẩm tăng cao theo tốc độ tăng mạnh mẽ của giá phôi thép nhập khẩu. Theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu các giải pháp trên đây được các bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện triệt để, thị trường thép Việt Nam sẽ được “hạ nhiệt” đồng thời nguy cơ thua lỗ nặng của nhiều doanh nghiệp thép cũng sẽ giảm đi. 

(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục