Bản đồ Campuchia dùng phân giới đồng nhất bản đồ mượn của Pháp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2015 | 2:14:50 PM

Bản đồ chính phủ Campuchia dùng để phân giới với Việt Nam cùng bản đồ mượn của Pháp là đồng nhất, theo kết quả thẩm định do Ủy ban Biên giới Campuchia tổ chức.

So sánh bản dồ Pháp cho mượn và bản đồ Campuchia sử dung trong phân giới với Việt Nam.
So sánh bản dồ Pháp cho mượn và bản đồ Campuchia sử dung trong phân giới với Việt Nam.

Theo TTXVN, buổi thẩm định diễn ra ngày 3/9 tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom penh, trước các đại diện của ba đảng lớn là đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập và đảng FUNCINPEC. Ngoài ra, đại diện Thượng viện, Quốc hội, Hội đồng Tòa án Tối cao, Hội đồng Hiến pháp, Học viện Hoàng gia, các quan chức Sứ quán Pháp tại Campuchia cùng các nhà báo trong và ngoài nước cũng tham dự.

Bộ trưởng cấp cao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Var Kimhong nhấn mạnh bản đồ Campuchia do Sở địa dư Pháp - Đông Dương xuất bản không có gì khác so với bản đồ mà Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Campuchia - Việt Nam đã và đang sử dụng.

Trước đó, ông Alan Fontang, Đại biện lâm thời Pháp tại Campuchia, đã trao bản đồ 26 mảnh, tỷ lệ 1/100.000 được lưu giữ tại Pháp cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Hor Namhong, theo thư đề nghị của Thủ tướng Hun Sen.

Phát biểu sau lễ giao nhận, ông Hor Namhong tuyên bố đây là bản đồ chính thức do Pháp xuất bản, nên kết quả thẩm định sẽ chấm dứt tất cả những đòi hỏi không đúng đắn về tiến trình phân giới với Việt Nam.

Trả lời phóng viên TTXVN sau khi có kết quả thẩm định, Phay Siphan, người phát ngôn chính phủ Campuchia, Quốc vụ khanh, cho biết bản đồ Pháp cho Campuchia mượn là bản đồ gốc làm cơ sở để so sánh với bản đồ chính thức mà chính phủ Hoàng gia đã dùng để phân giới với Việt Nam.

Ông cho rằng kết quả thẩm định đã đảm bảo tính minh bạch, nhấn mạnh sự đúng đắn, chính xác về trách nhiệm của chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc phân giới cắm mốc giữa Campuchia và Việt Nam. Đồng thời, kết quả giúp tránh và chấm dứt việc những thế lực thiếu trách nhiệm kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chia rẽ đoàn kết dân tộc, nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ Hoàng gia trong việc xây dựng một đường biên giới rõ ràng, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.

Trước đó, ngày 20/8, Ủy ban Biên giới quốc gia Campuchia cũng đã thẩm định bản đồ 18 mảnh do Liên Hợp Quốc cho mượn để đối chiếu với bản đồ chính phủ Campuchia dùng đàm phán phân giới với Việt Nam và tuyên bố hai bản đồ này là đồng nhất.

Thời gian qua, đảng CNRP đã cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không đồng nhất với bản đồ Campuchia đang lưu giữ tại Liên Hợp Quốc. Một số nghị sĩ của đảng này đã tổ chức các chuyến đi đến một số khu vực biên giới giữa hai nước, gây ra những vụ va chạm bạo lực như ở khu vực cột mốc 203 ở tỉnh Svay Rieng ngày 28/6.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục