Nơi đảng viên gương mẫu đi đầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2016 | 9:24:22 AM

YBĐT - Đó là Đảng bộ xã Việt Cường, huyện Trấn Yên nơi hiện có 168 đảng viên, sinh hoạt ở 18 chi bộ.

Nữ đảng viên Đỗ Thị Thuyết ở Chi bộ thôn Đồng Phú A chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Nữ đảng viên Đỗ Thị Thuyết ở Chi bộ thôn Đồng Phú A chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực chung tay, góp sức cùng xây dựng quê hương thì các đảng viên ở đây còn tích cực học tập, nghiên cứu ứng dụng khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.

Đặc biệt, những đảng viên ở các chi bộ vùng sâu đặc biệt khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn có những hạn chế nhất định thì rất cần thiết phải có những mô hình kinh tế điển hình của đảng viên để cho bà con học tập làm theo.

Đi thăm một số mô hình kinh tế điển hình trong xã, đồng chí Dương Đức Quý - Phó Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: “Là xã thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó kinh tế đồi rừng là chủ lực với trên 3.000 ha, hàng năm cho khai thác bình quân từ 200 đến 250 ha, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng cây ăn quả với trên 20 ha chanh tứ thời, làm ruộng nước và dịch vụ tạp hoá tổng hợp nhỏ lẻ. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp VACR đã khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nhờ đó, đã có trên 20% số hộ có kinh tế khá và giàu. Nhiều đảng viên đã mạnh dạn đầu tư nuôi lợn, gà, cá, trồng cây ăn quả đem lại thu nhập ổn định, điển hình như đảng viên Đỗ Thị Thuyết ở Chi bộ thôn Đồng Phú A; Lý Kim Viễn, Triệu Quý Lưu ở thôn Đồng Máy A...”.

Từ mô hình của các đảng viên, nhiều nông dân trong xã cũng học tập, làm theo để có mô hình kinh tế tổng hợp VACR cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như ông Vũ Quang Vinh ở thôn 9, Dương Đức Hương ở thôn 8A... Ngoài áp dụng khoa học và tiến bộ kỹ thuật thì để sản xuất, chăn nuôi được ổn định cũng cần phải có kinh nghiệm.

Nữ đảng viên Đỗ Thị Thuyết chia sẻ: “Dù nuôi con gì, hay trồng cây gì thì cũng phải kiên trì và tâm huyết với nghề mới có thể bám trụ được. Còn nếu như chỉ làm theo phong trào thì khả năng thành công là rất thấp. Ví dụ như nuôi lợn, ngoài tuyển chọn những con giống tốt để vật nuôi lớn nhanh, sức chống chịu bệnh tật tốt thì cũng phải duy trì nuôi đều để khi giá cao bù lúc giá thấp và lấy công làm lãi thì chăn nuôi mới ổn định...”.

Với kinh nghiệm đó, năm 2009, chị Thuyết đã đầu tư trên 100 triệu đồng xây chuồng hiện đại, quy mô nuôi 10 lợn nái, 100 lợn thịt và mua con giống. Lúc đầu chị mua lợn nái ở Phú Thọ về nuôi, sau một thời gian thấy chất lượng không đảm bảo, chị Thuyết tiếp tục tìm mua giống mới tốt hơn ở Tuyên Quang về thay thế cả đàn. Hiện nay, chị Thuyết đang duy trì đàn với 7 lợn nái, từ 60 con trở lên lợn thương phẩm.

Bên cạnh đó, nữ đảng viên này còn chuyển toàn bộ diện tích đất vườn tạp sang trồng trên 200 gốc chanh tứ thời, trên 5 ha đồi rừng và làm ruộng... Hiện nay, bình quân tổng thu nhập của gia đình chị đạt trên 100 triệu đồng/năm. Chị Thuyết còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho chị em phụ nữ ở thôn cùng làm theo. Nhiều chị em đã học tập xây dựng mô hình tương tự cho thu nhập ổn định, điển hình như các chị Nguyễn Thị Bẩy, Trần Thị Quýt ở thôn Đồng Phú A, Phạm Thị Nhài ở thôn Đồng Phú B...

Rời Đồng Phú, chúng tôi tìm đến thôn Đồng Máy A thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Lý Kim Viễn. Với cương vị Phó Bí thư Chi bộ, năm 2010 đảng viên Lý Kim Viễn đã mạnh dạn đưa cây chanh tứ thời về trồng đầu tiên ở 4 thôn vùng trong với trên 400 gốc. Để mở rộng diện tích, anh Viễn chuyển hơn 2 sào ruộng kém hiệu quả sang trồng chanh. Hiện nay, vườn chanh của anh mỗi năm cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng.

Anh cho biết: “Là đảng viên thì mình phải gương mẫu trồng thử nghiệm trước xem đất đai ở địa phương phù hợp loại cây gì để tuyên truyền cho bà con phát triển xoá đói giảm nghèo. Ngoài trồng chanh, năm 2015, tôi còn đầu tư trồng 450 gốc cam ở khu đất cao hơn. Nếu tới đây cam cho hiệu quả và chất lượng tốt thì tôi sẽ tuyên truyền cho nhân dân cùng trồng để tăng thêm thu nhập”.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động theo phương châm “tai nghe, mắt thấy”, trong đó, đảng viên làm gương đi trước, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu của người dân xã Việt Cường.

A Mua

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục