Hòa Cuông gắn xây dựng Đảng với phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/2/2012 | 2:03:24 PM

YBĐT - Những năm trước đây, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) gặp không ít khó khăn trong công tác xây dựng Đảng, cụ thể là việc duy trì sinh hoạt Đảng chưa đảm bảo, nội dung sinh hoạt ở các chi bộ nghèo nàn, việc ra nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội còn chung chung…

Cây vầu lấy măng ở xã Hòa Cuông đem lại thu nhập cao cho người dân.
Cây vầu lấy măng ở xã Hòa Cuông đem lại thu nhập cao cho người dân.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy Trấn Yên cùng sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ xã, đứng đầu là Ban Thường vụ Đảng ủy xã đối với việc đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nên công tác phát triển Đảng cũng như phát triển kinh tế, xã hội của Hòa Cuông đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Đảng bộ xã Hòa Cuông hiện có 10 chi bộ, 130 đảng viên. Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ đã đi vào nề nếp; 100% chi bộ đã đổi mới nội dung sinh hoạt Đảng, từng bước đưa ra các nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội sát với thực tế của địa phương”.

Để có được kết quả này, việc đầu tiên là Hòa Cuông đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết số 22 của Trung ương Đảng, Nghị quyết 16 của Tỉnh ủy Yên Bái đến các chi bộ để tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, trách nhiệm, ý thức và sức chiến đấu của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên.

Anh Hoàng Văn Dũng ở thôn 6, xã Hòa Cuông mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng từ quế, keo và cây vầu.

Để tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là công tác phát triển Đảng, Đảng bộ xã Hòa Cuông đã xây dựng quy chế làm việc của Ban chấp hành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho ủy viên Ban chấp hành phụ trách thôn, giúp đỡ các chi bộ kém; vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết Đảng bộ đã đề ra. Điều đáng nói là đến nay, hầu hết các chi bộ đã đổi mới nội dung sinh hoạt Đảng gắn với phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm của từng thôn, từ đó đưa ra các nghị quyết, chuyên đề.

Tiêu biểu như Chi bộ 5 không những đi đầu đổi mới nội dung sinh hoạt Đảng, xây dựng tốt các nghị quyết  phát triển kinh tế mà còn sinh hoạt theo chuyên đề như tập trung xây dựng, làm đường giao thông nông thôn, tạo được niềm tin trong nhân dân. Đặc biệt, thời gian qua, Đảng bộ xã đã xây dựng hai chuyên đề và được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao: “Nâng cao năng suất lúa và sản xuất lúa chất lượng cao, coi cây vụ ba là vụ chính”, “Trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, coi kinh tế rừng là kinh tế mũi nhọn”.

Đến nay, nhân dân trong xã đã gieo cấy trên 50% diện tích lúa chất lượng cao, chủ yếu là giống lúa Thiên Hương và Chiêm Hương, năng suất đạt trên 45 tạ/ha. Nhiều hộ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, hợp thời vụ mà cuộc sống có nhiều khởi sắc, tiêu biểu như Quách Văn An, Bùi Văn Liên ở thôn 3. Ngoài cây lúa, kinh tế rừng ở Hòa Cuông được xem là thế mạnh của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm, hàng năm, toàn xã trồng mới được trên 110 ha, chủ yếu là quế, keo và bồ đề. Thế mạnh này tập trung ở thôn 1, thôn 2, thôn 4, thôn 6, trong đó nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng năm từ 50 đến 100 triệu đồng như ông Hà Trung Thành, La Văn Kim, Đặng Minh Sỹ, Hoàng Văn Dũng…

Nhờ chú trọng công tác xây dựng Đảng gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đến nay, bộ mặt của Hòa Cuông đã khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 32% (tiêu chí mới), 8/8 thôn có nhà văn hóa. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Tuy nhiên, có một khó khăn hiện nay đối với Hòa Cuông là hệ thống đường giao thông nông thôn đi lại rất khó khăn. Toàn xã chỉ có 3km đường nhựa và đường bê tông; từ UBND xã đi Tân Hương (Yên Bình) dài 7km qua các thôn 1, 2, 3, 4 còn lầy lội, không thể đi lại được trong mùa mưa, gây nhiều cản trở trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Sinh mong muốn sẽ được Nhà nước hỗ trợ và nhân dân cùng làm để sớm hoàn thành đoạn đường này.

Văn Tuấn

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục