Người có 100 đàn ong

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là bác Trịnh Minh Tự - phường Yên Thịnh - thành phố Yên Bái. Sinh ra ở Phố Hiến (Hưng Yên), năm 1963 tốt nghiệp trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Trung ương (nay là Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội), bác Tự được điều về Công ty ong Trung ương. Đến năm 1969 được lãnh đạo tăng cường lên xây dựng Trại ong Lào Cai, năm 1979 bác cùng cơ quan chuyển về Yên Bái.

Năm 1990, bác nghỉ hưu tại Công ty Ong Hoàng Liên Sơn. Lúc bấy giờ gia đình bác cũng như bao gia đình khác, cuộc sống hàng ngày rất khó khăn bởi cha mẹ già, con nhỏ lại hay đau yếu luôn nên mặc dù đã xoay đủ nghề để kiếm sống nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Nghĩ đến cuộc đời mình đã 3 cùng với con ong nên bác đã lặn lội đến vùng hồ Thác Bà để mua 2 đàn ong về nuôi.

Với kinh nghiệm và kiến thức sẵn có, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và chăm sóc như: cho ăn đường để giữ đàn khi hết hoa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đặt đõ ong đàn ong sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều; đến nay gia đình bác đã có 100 đàn ong. Hàng năm cứ đến mùa hoa vải, hoa nhãn bác lại vận chuyển về xã Sơn Thịnh (Văn Chấn) để lấy mật. Năm qua sản lượng mật thu được là 800 lít với trung bình là 60.000 đồng/lít bác đã thu gần 50 triệu đồng; trừ các khoản chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng. Sản phẩm mật ong của bác bán ra được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng mật cao và hợp vệ sinh. Ngoài ra, mỗi năm bác còn bán được 50 đàn ong giống với giá 300.000 đồng/đàn thu nhập gần 15 triệu đồng. Bác cho biết: Nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nguồn vốn bỏ ra lại ít. Đặc biệt, nó là nguồn vui và rất hợp với sức lực lúc tuổi già.

Không chỉ biết làm giàu cho riêng mình, bác còn tận tình giúp đỡ về giống ong và phổ biến kinh nghiệm nuôi ong cho bà con, được mọi người quý mến tin yêu. Bác Tự quả là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

  Phạm Thị Thủy

Các tin khác
Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục