Cổ tích trên đỉnh Tà Chì Nhù (phần 1)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2016 | 7:59:26 PM

YênBái - YBĐT - Đỉnh Tà Chì Nhù (đỉnh Cột Cờ), thuộc xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu có độ cao 2.979 m. Đây là đỉnh núi cao nhất của huyện Trạm Tấu, đỉnh núi cao thứ 6 của Việt Nam, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Tà Chì Nhù, theo cách gọi của người dân tộc Thái là Phu Song Sung hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông. Trên đỉnh Tà Chì Nhù có những câu chuyện đẹp như cổ tích với biển mây trắng ngập trời thu hút du khách đến khám phá và chiêm ngưỡng.

Xuất phát từ trụ sở UBND xã lúc 6 giờ, đi xe máy qua bản Cang Chi Khúa, lên khu vực khai thác mỏ chì, tuy đi được ô tô nhưng đường đi rất xấu. Trời mù sương, tầm nhìn ngắn, xe chỉ cách nhau 10 m là không nhìn thấy được. Đi chừng 6 – 7 km, hết đường xe máy, chúng tôi gửi xe tại khu vực mỏ chì và bắt đầu leo núi để chinh phục Tà Chì Nhù. 15 phút, chúng tôi chinh phục con dốc đầu tiên. Cả đoàn dừng lại ăn sáng, uống nước để bắt đầu hành trình mới. Tiếp tục hành trình để chinh phục đỉnh núi thứ 2, trời mù sương nhưng càng lên cao trời càng khô ráo, bắt đầu đón những tia nắng đầu tiên. Gió lào thổi mạnh. Vượt qua hai con dốc, chúng tôi đi ngang qua những cánh rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh được bao phủ bởi màn sương dày đặc.

Cùng nhau chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Qua rừng nguyên sinh, qua khu rừng trúc vàng óng, trước mặt chúng tôi là đoạn đường dốc thẳng đứng mà dân bản thường gọi là dốc 3 cây đinh.  Đoạn đường dốc, khi bước gần như đầu gối chạm mặt, đây là thử thách thực sự đối với cánh phóng viên chúng tôi khi chỉ quen ngồi trên bàn giấy. So với đỉnh Fan Si Păng ( Lào Cai) thì Tà Chì Nhù thấp hơn nhưng đường lên đỉnh thì dốc và khó khăn gấp bội. 

Gần 1 giờ chiều, đoàn đến được dưới chân đỉnh Tà Chì Nhù, nơi có trang trại nuôi dê, bò của anh Thào A Tủa chúng tôi quyết định dừng lại, nấu cơm trưa. 3 giờ chiều, đoàn tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh núi khi cái đói đã đi qua và cái mệt được thay bằng những nụ cười. Chúng tôi lên đỉnh Tà Chì Nhù khi trời đã tối.

Cùng nhau giơ cao lá cờ Tổ quốc để chụp ảnh trên đỉnh núi, bên dưới là cột mốc gắn tên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2979 m do các bạn trong nhóm Hành trình xanh khi chinh phục đỉnh núi này đã cắm, chúng tôi thấy lòng mình chợt bâng khuâng đến lạ, hạnh phúc, tự hào và cả đôi chút tiếc nuối khi sắp phải rời xa nơi này (ảnh dưới)

Không thể phủ nhận vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tà Chì Nhù và thả hồn mình giữa thảo nguyên xanh bao la. Và hơn hết bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi chinh phục cung đường lên đỉnh Tà Chì Nhù, vừa hào hứng, vừa cảm giác run run và vỡ òa trong hạnh phúc khi chinh phục được ngọn núi cao nhất huyện Trạm Tấu, ngọn núi cao thứ 6 của Việt Nam.

Biển mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Trước vẻ đẹp thiên nhiên và tiềm năng phát triển du lịch của Tà Chì Nhù, UBND huyện Trạm Tấu đã xây dựng Đề án quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch huyện Trạm Tấu giai đoạn 2016 – 2020, hình thành các tua, tuyến du lịch trọng điểm của huyện nhằm phát huy các giá trị sinh thái để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Trạm Tấu. Hình thành tua du lịch từ Văn Chấn, qua vùng chè Shan Phình Hồ, ngắm thác thiên nhiên hùng vỹ Háng Đề Chơ ( xã Làng Nhì), qua Bản Mù đến Bản Công để khám phá, chinh phục đỉnh Tà Xùa, qua thị trấn Trạm Tấu tắm suối nước nóng, nghỉ ngơi tại các nhà du lịch cộng đồng tại xã Hát Lừu, thưởng thức các món ăn ngon của người Thái, người Mông rồi chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Đây là cơ hội tốt để đưa Trạm Tấu phát triển ngành “công nghiệp không khói”, sớm thoát khỏi huyện nghèo.

Mạnh Cường – Hoài Văn

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục