Khắc phục hậu quả thiên tai ở Mù Cang Chải: Để lại một niềm tin

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/8/2017 | 8:56:12 AM

YBĐT - Nét nổi bật nhất trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai là dưới sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Mù Cang Chải đã triển khai phương châm "bốn tại chỗ” một cách linh hoạt, phối hợp với các lực lượng hết sức bài bản, chặt chẽ...

Hình ảnh người lính Cụ Hồ chung sức giúp người dân Mù Cang Chải dựng lại nhà sau trận lũ lịch sử.
Hình ảnh người lính Cụ Hồ chung sức giúp người dân Mù Cang Chải dựng lại nhà sau trận lũ lịch sử.


Các quyết định khẩn trương, kịp thời, quyết đoán, chính xác và hiệu quả cao là những gì chúng tôi cảm nhận được trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái trong triển khai tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do lũ ống, lũ quét gây ra tại huyện Mù Cang Chải ngày 3/8. Chính từ công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động ấy, hậu quả của thiên tai đã nhanh chóng bị đẩy lùi, cuộc sống người dân vùng lũ đã dần đi vào ổn định trở lại…
 
Không quản ngại khó khăn, vất vả, huy động tổng lực vào việc khắc phục hậu quả thiên tai không chỉ là phương châm lãnh đạo mà đã được cụ thể hóa thành hành động của mỗi cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã và mỗi thôn, bản trong đợt thiên tai vừa qua.
 
Hình ảnh đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Phạm Thị Thanh Trà bất chấp mưa lớn, nguy cơ sạt lở đất trên đường lên Mù Cang Chải đã có mặt tại tâm lũ ngay sáng 3/8 để trực tiếp ra các chỉ lệnh cho các lực lượng một cách khẩn trương; đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh - Đỗ Đức Duy - một người sinh ra và lớn lên ở miền xuôi nhưng đã đi bộ hàng chục ki-lô-mét đường rừng không biết mệt mỏi, bất chấp dòng nước lũ để nhanh chóng di chuyển đến nơi tìm thấy những nạn nhân mất tích; rồi hình ảnh đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Khánh xuống tận hồ đập thủy điện - nơi trùng trùng nguy hiểm để chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, trục vớt xác chết động vật đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hay các đồng chí Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải - Giàng A Tông, Chủ tịch UBND huyện - Vũ Tiến Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Trọng Khang… hàng ngày bám trụ cùng bà con dân bản, mỗi ngày lại ở một bản xa khác nhau để chỉ đạo, điều hành công tác khắc phục hậu quả bão lũ; Bí thư Đảng ủy xã Lao Chải thuộc tên từng hộ gia đình, từng nhân khẩu của mỗi thôn, bản, đến thăm hỏi từng nhà; Bí thư Đảng ủy xã Dế Xu Phình bằng uy tín, bằng sức mạnh dân vận đã vận động thành công 30 hộ dân di chuyển từ nơi ở cũ đã gắn bó lâu đời đến nơi tái định cư để tránh nguy hiểm…
 
Những hình ảnh ấy thực sự rất đáng trân trọng và đã củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền và với cả hệ thống chính trị tỉnh nhà. Trong những tình huống khó khăn nhất, ở những nơi gian khổ nhất, vào những lúc tuyệt vọng, chán nản nhất…, người dân hãy tin rằng mình không bao giờ bị bỏ rơi.

Phải nói rằng, trong cấp bách, khẩn trương khi cơn lũ tràn về, việc xử lý thông tin và nhanh chóng đưa ra chỉ đạo cho các lực lượng của các đồng lãnh đạo tỉnh trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mù Cang Chải là rất kịp thời.
 
Những ngày đầu đó, mọi ưu tiên là tập trung tìm kiếm những người còn đang mất tích; tổng hợp các lực lượng của huyện, lực lượng vũ trang tỉnh, lực lượng bộ đội tăng cường của Quân khu 2… đều đã rất tích cực trong công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; phương châm "4 tại chỗ” của địa phương đã phát huy hiệu quả, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình có người bị thương, các gia đình bị mất nhà cửa sớm ổn định lại cuộc sống; các lực lượng chức năng thường xuyên ứng trực để dọn dẹp vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục sự cố điện, sửa chữa đường dẫn nước…; chính quyền các địa phương quan tâm đến việc di dời các hộ dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra…
 
Công tác chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát nên tất cả mọi công việc đều được giải quyết hết sức nhanh chóng, kịp thời. Qua cơn lũ dữ, nổi bật lên hình ảnh những người lính Cụ Hồ sáng ngời phẩm chất vì nhân dân, luôn đi trước về sau, ở đâu gian khổ, khó khăn nhất đều có sự hiện diện của màu áo xanh bộ đội. Có các anh, dân bản vùng lũ được dựng lại nhà, có đường đi, năm học mới đến, các cháu học sinh được vẹn nguyên niềm vui tựu trường.
 
Cùng với đó là hình ảnh người chiến sỹ công an tận tâm, âm thầm cùng dân bản dựng nhà, dọn đường. Đặc biệt là những người dân vùng lũ, cả bản người Mông, nhà nhà, người người cùng chung tay tương trợ lẫn nhau, đoàn kết vượt qua khó khăn trước mắt, không trông chờ ỷ lại khiến mỗi chúng ta càng thêm cảm phục…
 
Với sự chỉ đạo quyết liệt, chung tay khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, các em học sinh huyện Mù Cang Chải vẫn được hưởng trọn vẹn niềm vui ngày tựu trường.

Nét nổi bật nhất trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai là dưới sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Mù Cang Chải đã triển khai phương châm "bốn tại chỗ” một cách linh hoạt, phối hợp với các lực lượng hết sức bài bản, chặt chẽ; đặc biệt là công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đã góp phần phản ánh chân thực, đậm nét về những khó khăn tại vùng lũ, cũng như những vấn đề bức thiết cần giải quyết để nhân dân cả nước, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm được biết để đến với Mù Cang Chải, chung tay hỗ trợ cho người dân thực sự hiệu quả, giúp đồng bào ổn định đời sống một cách nhanh nhất. 

Bằng sự chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đồng bộ nên từ khi xảy ra lũ đến nay không có người dân nào bị đói, bị dịch bệnh sau lũ, đời sống nhân dân từng ngày giảm bớt khó khăn.
 
Trong 127 hộ gia đình cần phải di dời khẩn cấp, đến thời điểm này đã tổ chức di dời và bố trí nơi ở tạm thời cho 39 hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; di dời xong 73 hộ, bố trí nơi ở tạm thời cho 396 nhân khẩu nằm trong khu vực nguy hiểm tới nơi an toàn. Số hộ đã có đất làm nhà là 101 hộ, những hộ còn lại đang cùng với chính quyền các xã, thị trấn tìm địa điểm; đã có 67 hộ san xong nền, 32 hộ đã dựng nhà…
 
Đó là những số liệu thể hiện sự chỉ đạo hết sức quyết liệt với quyết tâm đến 25/8 hoàn thành di dời các hộ dân, đảm bảo nhà mới ở điểm tái định cư hơn hoặc bằng nơi ở cũ, đây cũng là nội dung thiết thực trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện. 

Đối với các trường học, đúng ngày 15/8 cả 6 điểm trường bị thiệt hại do bão lũ đều đã tổ chức tựu trường đầy đủ, đúng lịch; cơ sở vật chất, bàn ghế, thông qua hỗ trợ của địa phương, các nhà tài trợ, sự chủ động của nhà trường đã bố trí đầy đủ đảm bảo cho các em học sinh ra lớp. Công trình công cộng, giao thông, hệ thống thủy lợi đã khắc phục phần nào, phục vụ ổn định sản xuất trở lại…
 
Quán triệt tinh thần không để các hộ thiệt hại bị đói, bị rét và bệnh tật, tỉnh Yên Bái đã kịp thời tổ chức hỗ trợ tiền, gạo cho các gia đình bị thiệt hại về người và nhà theo quy định với kinh phí hỗ trợ trên 4,8 tỷ đồng và 13.708 kg gạo, 3.846 thùng mì tôm, 736 kiện sữa và nhiều vật dụng thiết yếu khác; tổ chức, bố trí lực lượng bác sỹ và chuẩn bị đầy đủ thuốc men để khám và điều trị cho người bị thương; chỉ đạo, huy động lực lượng trong ngành y tế phối hợp với lực lượng chuyên môn tăng cường của tỉnh tổ chức tiêu độc khử trùng đảm bảo vệ sinh môi trường, đề phòng phát sinh dịch bệnh…

Trận lũ lịch sử đã đi qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải vốn đã rất khó khăn nay lại thêm những thử thách mới, rất cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng để đồng bào nơi đây sớm ổn định cuộc sống, dựng xây quê hương. 

Trong bộn bề gian khổ, trong trùng trùng hiểm nguy, nơi đầu sóng, ngọn gió, nghị lực phi thường và tinh thần thép, sự đoàn kết, thống nhất cao của các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương trong chỉ đạo, điều hành mọi công việc, sự đồng thuận cùng quyết tâm vượt khó vươn lên của bà con nhân dân vùng lũ chính là minh chứng chân thực nhất, khẳng định vững chắc nhất phẩm chất của những người cán bộ vì nước, vì dân.  
 
Thiên Cầm

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục