Mù Cang Chải: Người Mông ở Bản Thái làm nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/1/2021 | 7:49:19 AM

YênBái - Cách trung tâm huyện Mù Cang Chải gần 15 km, nằm ở trung tâm xã Khao Mang, thôn Bản Thái có 93% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở các địa phương vùng thấp đã khó khăn thì ở địa bàn vùng cao như Bản Thái càng khó khăn gấp bội.

Bà con thôn Bản Thái tích cực tham gia bê tông hóa đường liên thôn, liên bản.
Bà con thôn Bản Thái tích cực tham gia bê tông hóa đường liên thôn, liên bản.

Thế nhưng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết đồng lòng của bà con nhân dân, Bản Thái trong tháng đầu năm mới 2021 này sẽ chính thức "cán đích” nông thôn mới - khẳng định cho quyết tâm, lối đi đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền, hứa hẹn mang lại diện mạo mới, đổi thay rõ nét từng ngày cho bộ mặt nông thôn nơi đây.

Vừa bước chân đến Bản Thái, đồng chí Bí thư Chi bộ - Lù Văn Nhượng đã hối thúc tôi nhanh chóng lên ngay con đường mòn dốc gần đó. Hóa ra, bà con trong thôn đang nô nức cùng nhau người trộn vữa xi măng, người đẩy xe, người xúc cát, sỏi… để trải bê tông đoạn đường liên thôn dài gần 1km. 

Thấy thế, Bí thư Chi bộ Lù Văn Nhượng phấn khởi: "Từ ngày thôn Bản Thái có thông tin sắp đạt chuẩn NTM, bà con hăng say lao động, tinh thần đoàn kết càng được nêu cao. Rất nhiều những đoạn đường bê tông hóa như thế này đã được hoàn thành trong những năm qua, vượt xa so với mong đợi của chính chúng tôi. Có đường bê tông, cha mẹ yên tâm để trẻ nhỏ đến trường, việc đi lại giao thương của bà con trong thôn cũng thuận tiện hơn, nên ai nấy đều vui mừng lắm!”. 

Xác định, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên trong quá trình triển khai XDNTM, thôn Bản Thái ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư và xã hội hóa cho cơ sở hạ tầng, nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình công cộng, dọn dẹp hành lang giao thông đảm bảo cảnh quan…

Được biết, 100% số trục đường thôn, xóm và liên thôn, xóm xã Bản Thái (400/400 m) đã được cứng hóa; bê tông hóa mới trên 100 m đường tiêu chuẩn rộng 3 m, dày 20 cm với tổng giá trị gần 120 triệu đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 67 triệu đồng và 200 ngày công lao động. 

Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức như: thông qua các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của tổ chức hội, đoàn thể, qua hệ thống truyền thanh, qua các phong trào thi đua của địa phương… cán bộ, nhân dân đã đồng thuận cao, chung sức tham gia XDNTM.

Cán bộ, đảng viên nêu gương sáng, phát huy tính tiên phong gương mẫu, đặc biệt là khơi dậy tính tự lực, tự cường, chủ động tích cực của người dân, đa dạng hóa các nguồn lực, nhân dân đồng thuận và tự nguyện tham gia hiến đất, hoa màu, góp ngày công lao động và tham gia giám sát công trình để các công trình sớm hoàn thành và đảm bảo chất lượng; lối sống của bà con cũng dần thay đổi tích cực, nâng cao ý thức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; dần thay đổi tập quán sản xuất cũ, hủ tục… 



Mô hình trồng dứa Mường Khương trên đất ruộng bậc thang ở Bản Thái hứa hẹn mang lại hiệu quả tốt.

Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, vai trò làm chủ của bà con luôn được chú trọng phát huy gắn với việc bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, dân chủ trong XDNTM. 

Tại các buổi họp, người dân đều được thảo luận, bàn bạc, quyết định các vấn đề, nhất là làm đường giao thông, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, môi trường nông thôn… tạo sự đồng thuận cao trong việc góp kinh phí thực hiện các công trình, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí khó. 

Ngoài việc chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, Bản Thái còn quan tâm, tìm cách làm mới, cách làm hay và hiệu quả nhất để hoàn thành các tiêu chí khác như: tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt trên 50%; 95% tỷ lệ các hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn; thu nhập bình quân đầu người trong thôn, bản từ 30 triệu đồng/người năm 2018 đã tăng lên 36 triệu đồng/người năm 2020; không có nhà tạm, nhà dột nát… 

Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Khao Mang tích cực tuyên truyền, vận động bà con Bản Thái hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành những vùng sản xuất tập trung có hiệu quả. Hiện, một vùng trồng dứa rộng hơn 1 ha mới được hình thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Là một trong các hộ được hỗ trợ, tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng dứa tại Mường Khương trở về, gia đình anh Lý A Sở ở bản Háng Bla Ha B nhanh chóng bắt tay vào gieo trồng. 

Anh Lý A Sở chia sẻ: "Mùa này đất khô, không trồng lúa mà lại thấy bà con sang tận Mường Khương nhập dứa về bán. Được cán bộ xã, thôn định hướng, tận dụng đất nhàn rỗi tự trồng giống dứa, tôi liền nghe và làm theo ngay. Nhà tôi hiện đang có 14.000 gốc dứa Mường Khương, sinh trưởng tốt, sắp cho đậu quả, dự kiến tháng 2 này sẽ thu hoạch lứa đầu tiên. Với đầu ra sẵn có và dồi dào, chắc chắn vụ dứa này sẽ thắng lợi”.

Đây cũng chính là việc làm thiết thực góp phần thực hiện các tiêu chí giúp cho người lao động nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, có điều kiện phát triển sản xuất, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo... 

XDNTM ở vùng cao thực sự không thể nóng vội mà phải làm từng bước và dễ làm trước, khó làm sau, nỗ lực vượt khó, tạo đà vững chắc. Trong quá trình triển khai, mỗi tiêu chí đều được cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua thiết thực để bà con dễ hiểu, dễ làm theo.

Đồng chí Nguyễn Đức Toàn - Bí thư Đảng bộ xã Khao Mang cho biết: "Thôn được công nhận đạt chuẩn NTM sẽ là bước đệm hết sức thuận lợi để chúng tôi tiếp tục phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Nhận thức rõ tầm quan trọng của XDNTM, xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của hệ thống chính trị, giữa các ngành, địa phương, gắn với việc phân công cụ thể và điều hành thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; đặc biệt là được sự đồng thuận của nhân dân nên đã tập trung được các nguồn lực và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, phát huy nội lực trong dân, nông dân từng bước phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM”. 

Quả thực, XDNTM đã giúp bộ mặt nông thôn của thôn vùng cao Bản Thái có nhiều khởi sắc. Với những chủ trương, định hướng đúng đắn cùng tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Khao Mang nói chung và thôn Bản Thái nói riêng, đời sống vật chất, tinh thần của bà con đồng bào Mông được cải thiện đáng kể, tạo được sự phấn khởi và niềm tin trong nhân dân, xứng đáng là đảng bộ trong sạch vững mạnh, phát huy tốt vai trò lãnh đạo trong XDNTM để các thôn, bản, xã vùng cao khác học tập và làm theo.

Mai Linh

Tags Người Mông Bản Thái nông thôn mới

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục