Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, bão số 4 đã gây ra một số thiệt hại về tài sản tại các địa phương ở miền Trung. Các địa phương, các bộ, ngành cần tiếp tục bám sát địa bàn, đảm bảo an toàn cho nhân dân. Khi bão đi qua, khẩn trương hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại để sớm ổn định cuộc sống.
|
Thiệt hại ở thôn Chung Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
|
Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị và các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, tình hình thiệt hại ban đầu (tính đến 05h/28/9) như sau: Quảng Trị: 04 người bị thương; 120 nhà bị tốc mái; 180 hàng quán ven biển hư hỏng. Thừa Thiên Huế: 01 người bị thương; 01 nhà bị sập; 10 nhà bị tốc mái. Đà Nẵng: Trạm biến áp (TBA) bị mất điện: 172 trạm (đã khôi phục: 89; chưa khôi phục: 83); khách hàng bị mất điện: 7.832 khách hàng (đã khôi phục: 2.923 khách hàng; chưa khôi phục: 4.909); về nhà: 02 nhà bị tốc mái; cây xanh ngã đổ: 75 cây. Quảng Nam: TBA bị mất điện: 3.997 trạm (chưa khôi phục); còn 372 trạm có điện; khách hàng bị mất điện: 437.934 khách hàng. Quảng Ngãi: Một số nhà dân bị tốc mái (chưa thống kê được cụ thể); một số cây xanh bị ngã đổ (chưa có báo cáo thiệt hại). Kon Tum: 6 xã trên địa bàn huyện KonPlông bị mất điện. Các tỉnh Bình Định, Gia Lai: Chưa có thông tin về thiệt hại.
Để khắc phục hậu quả của bão số 4, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của sau bão là áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ.
Thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là giúp dân sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất; khôi phục hệ thống điện; sửa chữa trường học bị hư hỏng; thu dọn cây ngã đổ, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông.
Triển khai lực lượng, kiểm tra các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó.
Kiểm tra, rà soát hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ chứa nước, hệ thống đê, kè biển và cửa sông; các công trình viễn thông; các công trình đang thi công dở dang để sẵn sàng triển khai hiệu quả các phương án ứng phó.
Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Người dân trên đảo Lý Sơn di chuyển khó khăn sau khi bão qua
(Theo dangcongsan.vn)
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 21/9 ở vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to cục bộ.
Từ đêm qua đến sáng nay (19/9), các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Đặc biệt, mưa lớn tại huyện Lục Yên đã gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng.
Cơ quan khí tượng cho biết, từ ngày 16.9, mưa lớn giảm dần ở Bắc Bộ còn Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.
Mưa, lũ ở Lào Cai đã khiến 10 người chết và mất tích. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du.