Yên Bình phát huy nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/12/2023 | 3:56:00 PM

YênBái - Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, huyện Yên Bình đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật là việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Yên Bình hỗ trợ nông cụ cho người dân xã Bảo Ái.
Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Yên Bình hỗ trợ nông cụ cho người dân xã Bảo Ái.

Năm 2023, xã Yên Thành, huyện Yên Bình đã tập trung tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác truyền thông và chuyển đổi số từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tiến hành mua nông cụ sản xuất nông nghiệp như máy bừa, máy phát cỏ cho 13 hộ từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đã hoàn thành mua bò hỗ trợ cho 33 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng; tiến hành duy tu sửa chữa đường thôn Máy Đựng với kinh phí 180 triệu đồng. 

Xã cũng đã hỗ trợ làm mới 14 nhà ở cho hộ nghèo, sửa chữa 4 nhà với tổng kinh phí 800 triệu đồng và hỗ trợ trang phục cho 2 đội văn nghệ của 2 thôn Ngòi Di, Khe Cạn. 

Cùng với đó, xã đã thành lập được 6 tổ truyền thông cộng đồng tại 5 thôn và thành lập 1 "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" ở Trạm Y tế xã nhằm hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bạo lực gia đình; thành lập 1 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” với 30 thành viên tham gia; tổ chức Hội thi xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em; tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sinh sản, kế hoạch hóa gia đình năm 2023...

Ông Lý Anh Dương - Bí thư Đảng ủy xã Yên Thành cho biết: "Chương trình MTQG tại địa phương đều được triển khai đúng quy định, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả thiết thực. Trong thực hiện các chương trình, cán bộ, công chức, nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hảo tâm trên địa bàn đều tích cực tham gia ủng hộ bằng ngày công, vật chất, tiền mặt nên hiệu quả của các chương trình rất rõ rệt, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới và làm nhà ở cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở”.

Giai đoạn 2021 - 2023, huyện Yên Bình đã huy động 315 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ 3 chương trình MTQG là 197 triệu đồng, huy động xã hội hóa khác 118 triệu đồng. Việc bố trí, sử dụng kinh phí huy động được thực hiện linh hoạt, hiệu quả đảm bảo theo đúng quy định, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn, nổi bật là hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn. Đến nay, 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm, đường thôn được kiên cố hóa. 

Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành phong trào và là điểm sáng của tỉnh. Trong năm 2021, 2022, mặc dù tỉnh chưa ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở nhưng huyện Yên Bình đã chủ động huy động xã hội hóa gần 7 tỷ đồng để hỗ trợ làm nhà cho 359 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến nay, cả 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bình quân giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ giảm hộ nghèo toàn huyện đạt 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 45 triệu đồng, năm 2023 ước đạt 53 triệu đồng. 

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Long - Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện chia sẻ: "Phòng sẽ tiếp tục tham mưu để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về cơ chế, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững đến các cấp, các ngành và địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến và đồng thuận của toàn xã hội. 

Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; tập trung huy động, sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực từ 3 Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trong năm 2024 bằng cách rà soát, lên kịch bản chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm để triển khai thực hiện; chủ động phát huy nội lực với nguyên tắc: nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”.

Cùng với đó, huyện Yên Bình tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị, có cấp mã số vùng trồng, mã vạch sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (VietGAP, Global GAP) theo hướng liên kết nhiều vùng sản xuất vừa và nhỏ liền kề tạo ra vùng sản xuất lớn với chất lượng, giá trị tương đồng, bảo đảm nguồn cung cấp ổn định. 

Yên Bình cũng sẽ  tiếp tục phát huy các sản phẩm chủ lực có lợi thế của địa phương theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm hạt nhân; ưu tiên thúc đẩy chế biến sâu, cơ sở bảo quản, kết nối với chuỗi cung ứng, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực; phát triển thêm các sản phẩm OCOP. 

Cùng với đó, tập trung ưu tiên giải quyết sớm, hiệu quả các vấn đề cấp thiết ở nông thôn, như: xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, nâng cao tỷ lệ hộ được cấp nước sạch; tiếp tục nhân rộng các mô hình "Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”, "Vườn nông thôn mới”, "Tuyến đường nông thôn mới”… hướng đến mục tiêu xây dựng xã hội nông thôn "giàu mạnh, hòa thuận, văn minh".

Văn Dương

Tags Yên Bình giảm nghèo bền vững nguồn lực xã hội

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục