Đòn bẩy giúp Văn Yên giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/12/2023 | 4:46:04 PM

YênBái - "Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, coi đây là đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân". Đây là khẳng định của Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh khi trao đổi với phóng viên Báo Yên Bái về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh (đội mũ) kiểm tra mô hình chăn nuôi đại gia súc xã Phong Dụ Thượng.

- Xin ông cho biết sơ bộ kết quả triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện?

Ông Hà Đức Anh: Để triển khai thực hiện tốt chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2023 trên địa bàn, xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện từng dự án, tiểu dự án. 

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các địa phương chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình.

Kịp thời phân bổ kinh phí cho các cơ quan đơn vị, các địa phương để triển khai thực hiện sau khi có quyết định phân bổ kinh phí của UBND tỉnh đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân, nắm bắt được chính sách của Nhà nước để tham gia.

Đến nay, các dự án, tiểu dự án đang triển khai một cách tích cực, tiến độ tốt. Đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trực tiếp cho người dân, đến nay, UBND huyện đã ban hành 9 quyết định, phê duyệt 9 dự án trên địa bàn 5 xã  với 141 hộ dân tham gia, tổng số tiền là 3 tỷ 381 triệu đồng.

- Ông nghĩ gì về kết quả đạt được trong điều kiện không ít khó khăn như năm 2023?

Ông Hà Đức Anh: Đến nay kết quả tuy chưa được nhiều, song chúng tôi khẳng định đây là một cố gắng rất lớn từ huyện đến cơ sở. Điều phấn khởi nhất đối với chúng tôi là đã đưa được các chính sách đến với người dân, giúp cho người dân có thêm kiến thức, có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế. Đặc biệt làm cho người dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, qua đó tạo được sự tin tưởng, sự gắn bó giữa dân với Đảng ngày càng khăng khít hơn.

- Điều gì ông cho là mấu chốt khi triển khai Chương trình này?

Ông Hà Đức Anh: Cấp uỷ, chính quyền phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, không ngại khó, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, nội dung nào vướng mắc thuộc thẩm quyền của huyện thì phải tháo gỡ ngay, nội dung nào thuộc thẩm quyền của cấp trên còn vướng mắc thì phải kịp thời đề xuất. 

Coi việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là đòn bẩy để giúp người dân phát triển kinh tế, đặc biệt là người nghèo, nếu không làm được là có lỗi với nhân dân, từ đó chúng tôi đặt ra quyết tâm rất cao để thực hiện.



- Mục tiêu kế hoạch giảm nghèo bền vững đề ra cho năm 2024 như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Đức Anh: Chúng tôi xác định, thực hiện giảm nghèo bền vững là không để tái nghèo và nghèo phát sinh mới; thực hiện giảm nghèo đa chiều giúp cho hộ nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ cơ bản xã hội, đặc biệt quan tâm đến chiều thiếu hụt về việc làm để người nghèo có thu nhập ổn định, từ đó mới có thể giảm nghèo bền vững. 

Năm 2024, huyện Văn Yên phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 4,3% so với năm trước, trong đó: tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,8% so với năm 2023.

- Giải pháp cụ thể và quyết tâm của huyện Văn Yên là gì,thưa ông?

Ông Hà Đức Anh: Về giải pháp, trước hết, chúng tôi yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các ngành, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Thứ hai, sử dụng nguồn lực phải hiệu quả, bên cạnh nguồn hỗ trợ của Nhà nước phải huy động được nội lực của người dân.

Thứ ba, phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động để bản thân người nghèo nỗ lực lao động sản xuất, có ý thức vươn lên thoát nghèo không còn tư tưởng chông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Thứ tư, phân tích đầy đủ nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, từ đó đưa ra các biện pháp giúp đỡ thích hợp.

Thứ năm là thực hiện đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức phát triển kinh tế cho người nghèo đồng thời tìm kiếm việc làm để người nghèo có việc làm ổn định.

Thứ sáu, tiếp tục đầu cơ sở hạ tầng đặc biệt là ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời hỗ trợ người dân để được tiếp cận các dịch vụ xã hội được tốt hơn.

Huyện Văn Yên coi công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, do đó phải quyết tâm thực hiện cho bằng được. Gảm nghèo chính là nội dung nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân,  là việc cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025.

- Xin trân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!

Quang Tuấn (thực hiện)

Tags đòn bẩy Văn Yên giảm nghèo bền vững người nghèo phát triển kinh tế

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục