Nguyễn Kiên Quyết và ước mơ “trở thành cầu thủ giỏi”

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/1/2011 | 9:25:41 AM

YBĐT - Tại Giải bóng đá Cúp PTTH tỉnh Yên Bái lần thứ V- 2007, Quyết được bầu chọn danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất giải”. Sau mùa giải thành công đó, em đã được chọn vào đội tuyển bóng đá nhi đồng của tỉnh tập luyện và tham dự Giải Bóng đá nhi đồng khu vực phía Bắc.

Nguyễn Kiên Quyết (ngoài cùng bên phải) với các bạn khóa I - Học viện HAGL.
Nguyễn Kiên Quyết (ngoài cùng bên phải) với các bạn khóa I - Học viện HAGL.

Nguyễn Kiên Quyết tâm sự “ở Gia Lai, chúng cháu được học văn hoá tại trường vào buổi sáng, chiều ra sân tập bóng đá ở Học viện. Vừa rồi cháu đã vượt qua bài 10 về tâng bóng rồi. Bài này tương đối khó phải vừa chạy vừa tâng bóng bằng cả chân lẫn đầu. Rồi học chiến thuật, tập luyện ở tất cả các vị trí của cầu thủ trên sân. Tháng trước đội, U14 của cháu đá giao hữu thắng cả đội U17 của một câu lạc bộ ở thành phố Hồ Chí Minh đấy!”

Từ ước mơ...

Sinh ngày 14/11/1996 tại khu phố 3 thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, lên lớp 1 cậu bé Quyết đã rất thích chơi bóng đá cùng các bạn ở lớp, ở trường cũng như ở khu phố và mơ ước trở thành cầu thủ bóng đá giỏi. Nhiều lần cậu tham dự các giải bóng đá nhi đồng của huyện, của tỉnh tổ chức. Tại Giải bóng đá Cúp Phát thanh Truyền hình tỉnh Yên Bái lần thứ V- 2007, Quyết được bầu chọn danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất giải”. Sau mùa giải thành công đó, em đã được chọn vào đội tuyển bóng đá nhi đồng của tỉnh tập luyện và tham dự Giải Bóng đá nhi đồng khu vực phía Bắc.

Con đường để trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp của Quyết cũng thật tình cờ, bởi sau lần thi đấu đó, Quyết được huấn luyện viên từng dẫn dắt đội tuyển bóng đá nhi đồng của tỉnh ngày trước cho biết tin Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sắp tổ chức tuyển sinh học viên ở các tỉnh phía Bắc. Nắm được thông tin đó, Quyết vừa mừng vừa lo, nhưng niềm say mê bóng đá đã giúp em quyết tâm cùng một bạn nữa đi Thái Nguyên để thử sức.

Trong lần tuyển chọn đó có 300 bạn thuộc 10 tỉnh phía Bắc tới dự thi nhưng Học viện HAGL chỉ chọn được duy nhất “cậu bé Nguyễn Kiên Quyết” ở tỉnh Yên Bái. Anh Nguyễn Duy Hưng bố đẻ của Quyết cho biết: “Khi gia đình nhận được giấy báo cháu Quyết đã vượt qua kỳ sơ tuyển của Học viện quả thực lúc ấy cả nhà đều vừa mừng vừa lo. Mừng vì cháu có thêm cơ hội, điều kiện để chắp cánh ước mơ, lo vì lúc ấy cháu mới có 11 tuổi phải xa bố mẹ không biết có chịu được sự thiếu thốn về tình cảm để tự lập được không? Được ông nội động viên ủng hộ cuối cùng chúng tôi quyết định cho cháu đi học”.

 Anh Hưng còn nhớ, lần đầu tiên hai bố con phải đi xa, lại vào mãi tận Tây Nguyên nên cũng rất bỡ ngỡ. Sau khi tham dự vòng chung kết tuyển chọn học viên tận Gia Lai trở về, hai chục ngày sau Quyết có giấy báo chính thức trúng tuyển Học viện Bóng đá HAGL ARSENANL JMG khoá I (2007 - 2014) do ông Đoàn Nguyên Đức ký.

Người vui nhất có lẽ là ông nội của Quyết - ông Nguyễn Công Bằng. Ông Bằng kể: “Hồi nhỏ thằng Quyết thường hay ở với ông bởi mẹ cháu đi dạy học xa. Những lúc như vậy ông thường chăm bẵm cháu và hay chơi bóng với nó. Hồi trước, ông Bằng là giáo viên dạy xoá mù chữ, có thời gian được cử đi học trung cấp thể dục thể thao tại Hà Nội (Trường Quần ngựa trước đây) 2 năm  nên cũng có điều kiện giúp cháu tiếp xúc nhiều hơn với thể thao, đặc biệt là môn bóng đá.

Đến hiện thực

Tính đến nay, Nguyễn Kiên Quyết đã học được hơn 3 năm tại Học viện Bóng đá HAGL - Arsenal JMG. Các sân bóng ở đây đều cực đẹp: cỏ mịn “tiêu chuẩn quốc tế”, mặt sân luôn đạt độ phẳng tối ưu và có hẳn một đội ngũ công nhân lo chăm sóc cỏ hằng ngày... Tất cả các dãy nhà ở của học viên đều quay mặt ra sân tập, mà theo các huấn luyện viên ở đó nói “để các em luôn ăn, ngủ, nghỉ cùng bóng đá”. Ngay trên bàn ăn, chén bát, ly tách cũng được sắp theo “đội hình” hẳn hoi. Chế độ sinh hoạt, ăn uống của các học viên ở đây cũng không khác gì các trung tâm bóng đá lớn (tổng chi phí khoảng 25 triệu đồng/em/tháng).

Mỗi tháng Quyết cũng như các bạn được trích ra 500 ngàn đồng gửi vào thẻ để tiêu vặt. Khẩu phần ăn tối thiểu phải có 6 món, không thể thiếu hải sản, rau xanh, thịt cá, chè, chuối... Bên trong các phòng ở sang trọng, chỗ nào cũng có hình ảnh về bóng đá (hình quả bóng, hình các danh thủ...) Các học viên được khuyến khích tắm tập thể để tạo sự gần gũi, gắn kết, hòa đồng - đó cũng là một yêu cầu khi chơi bóng trên sân. Bù đắp cho sự xa nhà, học viên được giải trí với các trò chơi bida, bóng bàn, game và được... xem bóng đá tập thể qua ti vi.

Tất cả học viên vào đây đều phải tuân theo những quy định rất chặt chẽ. Điện thoại di động các em chỉ được sử dụng vào ngày nghỉ. Đối với việc học văn hóa, tất cả các học viên phải tự kiểm tra sách vở, trang phục trước khi lên xe đến trường; sau khi tan trường, về đến học viện là phải thay ngay trang phục và giao cho tạp vụ để giặt là. Trong giờ học Anh văn vào buổi tối, học viên phải tự chuẩn bị sách vở, đến phòng học đúng giờ và trước khi ra về phải sắp xếp bàn ghế ngăn nắp... Quy định trong tập luyện cũng rất nghiêm khắc: khi ra sân tập, áo phải bỏ vào quần, phải kiểm tra độ căng bóng tập, dụng cụ tập luyện; tất cả đều phải tập luyện bằng chân trần để tăng cảm giác bóng; sau mỗi buổi tập phải trả dụng cụ tập về đúng nơi quy định, về đến phòng phải thay trang phục ngay...

Trong sinh hoạt hàng ngày cũng có khá nhiều “nguyên tắc”. Chẳng hạn, sau khi tắm xong phải... lau sàn khô ráo để tránh trượt ngã. Học viên chỉ được vào phòng giải trí trong giờ giải trí. Và nữa, với hồ bơi, tuyệt đối không được lội xuống sau khi tập luyện mà chưa... tắm rửa trên bờ. Được chứng kiến tận mắt nơi con cháu mình học tập, ông nội Quyết rất yên tâm cho rằng: “Sở dĩ Học viện phải “khắt khe” như vậy là bởi mục tiêu không chỉ đào tạo ra cầu thủ giỏi mà còn phải chăm lo, dạy dỗ các cháu nên người. Ngoài luyện bóng đá, các năm học Quyết đều đạt học sinh giỏi. Mỗi lần Quyết về chơi nhà, ông nội em đều thấy em trưởng thành, rắn rỏi lên rất nhiều”.

Đối với Nguyễn Kiên Quyết, được vào học tại Học viện HAGL là niềm vinh dự tự hào và đây cũng là cơ hội để em biến “ước mơ cầu thủ giỏi” trở thành hiện thực.

Văn Trung

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục