Cường Thịnh vượt khó xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2016 | 9:49:30 AM

YBĐT - Những năm qua, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã nỗ lực triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Thành công bước đầu dễ nhận thấy, là diện mạo nông thôn của xã đã có những đổi thay đáng kể, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Trạm Y tế xã Cường Thịnh mới được đầu tư xây dựng, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí  XDNTM.
Trạm Y tế xã Cường Thịnh mới được đầu tư xây dựng, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí XDNTM.

Tuy nhiên, là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp cùng nguồn lực hạn chế nên đến nay Cường Thịnh mới đạt được 9 tiêu chí nông thôn mới.

Trở lại địa phương này, thật không khỏi ngạc nhiên bởi con đường đi vào trung tâm xã trước đây là đường đất đá nay đã được bê tông hóa phẳng lì. Xác định đường giao thông bê tông hóa đến đâu, bộ mặt nông thôn xã thay đổi đến đó nên ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, Cường Thịnh đã tích cực vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công, hỗ trợ vật liệu để làm đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng.

Nhờ vậy, đến nay toàn xã đã bê tông hóa được trên 7 km đường liên xã, liên thôn và nội thôn, mở mới được 8,3 km đường với chiều rộng mặt đường 4 m. Giao thông thuận lợi cũng chính là lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Hàng hóa nông sản được thông thương thuận lợi, bà con phấn khởi thi đua lao động sản xuất, làm giàu trên chính đồng đất quê hương. Chẳng thế mà những năm gần đây, các hộ dân trong xã đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Xã xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình tiên tiến về làm kinh tế trang trại, cơ sở chăn nuôi hàng hóa cho thu nhập cao.

Đến thăm mô hình nuôi vịt trời của gia đình anh Vũ Văn Hồng, thôn 6 càng thấy rõ nông thôn mới đã làm đổi thay cách nghĩ, cách làm của người dân. Với trên 2.000 con vịt trời, giá bán 150 nghìn đồng/con, mỗi tháng bán từ 400 đến 500 con, mô hình nuôi vịt trời của gia đình anh Hồng đang là một trong những điển hình phát triển kinh tế của xã, được nhiều người dân đến tham quan, học tập.

Anh Hồng cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ song khi giao thông trên địa bàn được mở rộng, việc đi lại, giao thương buôn bán thuận lợi nên gia đình tôi quyết định thuê 16 ha diện tích mặt nước của đập thủy lợi Chóp Dù trên địa bàn xã để đầu tư nuôi vịt trời. Người dân chúng tôi thật sự phấn khởi bởi XDNTM không chỉ mang lại diện mạo khang trang cho quê hương mà bà con còn thấy gần gũi nhau hơn bởi đường gần đã nối các thôn xa. Mọi người cùng tích cực trao đổi về cách làm ăn kinh tế để tăng thu nhập bền vững”.

Ngoài ra, Cường Thịnh là địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế trồng rừng, toàn xã có trên 1.100 ha rừng trồng, bình quân mỗi năm xã khai thác và trồng mới trên 100 ha rừng, chủ yếu là keo, bồ đề mang lại nguồn thu ổn định cho người dân. Nhờ biết phát huy lợi thế của địa phương nên từ chỗ thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của xã mới đạt 12,1 triệu đồng/người/năm đến nay đã tăng lên 18,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm 9,44% so với năm 2011.

Bằng việc tích cực tuyên truyền, vận động và có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, hiện nay xã Cường Thịnh đã hoàn thành 9/18 tiêu chí nông thôn mới (trong đó tiêu chí chợ nông thôn của xã không nằm trong quy hoạch). Trong năm 2016 này, xã phấn đấu hoàn thành 4 tiêu chí là: Hình thức tổ chức sản xuất, Cơ sở y tế, Môi trường và Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh.

Xã đã lập kế hoạch xây dựng từ một đến ba tổ hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi do các hộ chăn nuôi hàng hóa liên kết, hợp tác với nhau để hỗ trợ về vốn, đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân giữ vệ sinh, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp; khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm làm phong phú các hoạt động văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Đồng chí Lương Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cường Thịnh cho biết: “Với những tiêu chí chưa hoàn thành, xã đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tích cực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí vào năm 2019. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các: tiêu chí Giao thông, Nhà ở dân cư và Hộ nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Bởi, Cường Thịnh vốn là xã nghèo, đất rộng, người thưa nên việc đóng góp kinh phí còn ít, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp gần như không có. Kinh phí thực hiện chương trình XDNTM hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn hạn hẹp được phân cấp hàng năm. Thời gian tới, xã sẽ đề ra nhiều quyết sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư để đẩy nhanh tiến độ XDNTM”.

Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức trên đường về đích, song với sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng lòng ủng hộ của người dân thì những kết quả đã đạt được sẽ là tiền đề quan trọng để Cường Thịnh cán đích nông thôn mới đúng lộ trình.

Thanh Chi

Các tin khác
Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh trong các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh thực hiện các nhóm giải pháp chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục