Lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/4/2014 | 8:38:10 AM

Ngày 18-4, UBND huyện Duy Tiên đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn và công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia với bia Sùng Thiện Diên Linh.

 Núi Đọi - Sông Châu, biểu tượng của Hà Nam cũng như ngôi chùa và cây tháp cổ được xây dựng dưới triều vua Lý Nhân Tông từ lâu đã được nhiều người biết đến. Đầu thế kỷ 15, ngôi chùa và cây tháp bị quân Minh phá hủy. Ngôi chùa đến nay còn giữ lại những di vật quý thời Lý như là sáu pho kim cương, tượng đầu người mình chim (Kinari), nhiều mạng chạm trang trí bằng đất nung, đặc biệt là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh.

Trải qua nhiều thời đại từ Mạc đến Nguyễn sau này, ngôi chùa đã qua nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của ngôi chùa.

Là cây bia lớn và cổ nhất nước, bia Sùng Thiện Diên Linh được triều đình do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác. Người soạn văn bia là Nguyễn Công Bật giữ chức Hình bộ Thượng thư; viết chữ để khắc là Thượng thư Bộ công lý Bảo Cung, cả hai vị đều giữ chức vụ cao trong triều đình, có vị thế cao trong xã hội. Bia được khắc chữ cả hai mặt trước khắc 4257 chữ Hán, thể hiện nổi bật ở mặt trước của bia là Bài minh gồm 88 câu thơ, Văn bia bổ sung những tư liệu lịch sử quý về cuộc đời và sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt; phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình phật giáo ở thời Lý.

Bài ký văn bia cũng là đầu tiên và duy nhất nói đến việc tu sửa chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột). Văn bia cũng mô tả những nét cơ bản về tháp Sùng Thiện Diên Linh. Dòng chữ trên trán bia ở mặt trước theo kiểu chữ “Phi Bạch” do Lý Nhân Tông ngự đề. Mặt sau bia khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông.

Bia được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia theo quyết định 1599/ QĐ-TTg ngày 30-12-2013, là một trong 37 bảo vật quốc gia, ấn tích của thời Phật giáo huy hoàng thời Lý. Các bảo vật này được Hội đồng khoa học các cấp lựa chọn theo tiêu chí: Tính độc bản, độc đáo, có giá trị, đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước…

Đây là cổ vật đầu tiên của tỉnh Hà Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Hình ảnh ban tổ chức tập luyện cho Carnaval Hạ Long 2024.

Điểm nhấn của Carnaval Hạ Long diễn ra trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là màn biểu diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam.

Du khách trải nghiệm pic-nic tại Đồi thông Eo gió, huyện Trạm Tấu.

Chỉ cách thành phố Yên Bái 100km đường tốt lại sở hữu những điểm đến độc đáo của vùng cao như: suối khoáng nóng Trạm Tấu, rừng rêu Tà Xùa, thác nước Tà Xùa, thác đôi Kháo Chu, thác Háng Đề Chơ, đỉnh núi Tà Chì Nhù, Lau Camping Phình Hồ…, Trạm Tấu đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày năm nay.

Nghi thức tế lễ trong Lễ hội

Ngày 25/4 (tức 17/3 Giáp Thìn), phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ hội Giỗ Mẫu đền Bà Áo Trắng năm 2024. Dự Lễ hội có đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tour du lịch lịch sử

Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục