Thái Bình: Lễ hội chùa Keo đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/10/2017 | 11:48:43 AM

Chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như nguyên vẹn lối kiến trúc gỗ truyền thống có niên đại khoảng 400 năm tuổi. Công việc xây dựng chùa được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê.

Lễ hội chùa Keo đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội chùa Keo đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Vào tối ngày 29/10, tại di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Lễ hội chùa Keo đã chính thức đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội chùa Keo là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tham dự Lễ hội chùa Keo có bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Bộ, ban, ngành và tỉnh Thái Bình, cùng đông đảo người dân, du khách thập phương…

Lễ hội chùa Keo Thái Bình diễn ra trong 5 ngày (còn gọi là lễ hội mùa Thu). Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự, gồm hai cụm kiến trúc: chùa thờ Phật và Đền thờ Thánh Dương Không Lộ.

Theo sử sách, Thiền sư Dương Không Lộ quê làng Giao Thủy, Phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), gia đình vốn làm nghề chài lưới.

Ông đi tu từ năm 29 tuổi. Năm 1060, ông sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Đến năm 1061, dưới thời vua Lý Thánh Tông, ông trở về nước và dựng chùa Nghiêm Quang (tức chùa Keo ngày nay). Ông đã đi nhiều nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ để dựng chùa, truyền bá Phật pháp và được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam.

Thiền sư Dương Không Lộ đã từng chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được vua phong làm Quốc sư triều Lý. Năm 1611, do sông Hồng bị sạt lở, một trận lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa này. Mãi đến năm 1632, chùa mới được xây dựng lại.

Lễ hội chùa Keo vừa mang tính chất lễ hội nông nghiệp, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử. Hội là một bản diễn xướng lịch sử về hành trạng của Quốc sư Dương Không Lộ, trong đó những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian hòa quyện vào các nghi thức tôn giáo.

Trong khuôn khổ lễ hội chùa Keo Thái Bình có nhiều nghi lễ, đáng chú ý là lễ rước kiệu Thánh nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc…

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu của lễ hội Chùa Keo đã được lưu giữ hàng trăm năm qua. Thứ trưởng cũng đề nghị thời gian tới tỉnh Thái Bình cần sớm hoàn thành đề án bảo vệ và phát triển di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia lễ hội Chùa Keo.

Chùa Keo Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như nguyên vẹn lối kiến trúc gỗ truyền thống có niên đại khoảng 400 năm tuổi. Công việc xây dựng chùa được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê. Từ đó đến nay, chùa được trùng tu nhiều lần vào các năm 1689, 1707, 1941…Lần trùng tu năm 1941 có sự giúp đỡ của trường Viễn Đông Bắc Cổ thuộc Pháp. Toàn bộ kiến trúc chùa Keo tỉnh Thái Bình rộng khoảng 58 nghìn mét vuông với 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc”.

Kiến trúc tiêu biểu nhất là tòa gác chuông bằng gỗ cao 11,04m có ba tầng mái với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, mềm mại. Ở tầng một treo khánh đá cao 1,2m; tầng hai treo quả chuông đồng đúc năm 1686 cao 1,3m, đường kính 1m và tầng trên cùng treo hai quả chuông nhỏ đúc năm 1796.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục