Lên Nà Hẩu vui hội Tết rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2013 | 8:53:01 AM

YBĐT - Cuối tháng Giêng, không đến với các lễ hội tâm linh truyền thống, chúng tôi lên Nà Hẩu (Văn Yên) xem tục cúng rừng, ăn tết rừng.

Rừng tự nhiên xã Nà Hẩu được bảo vệ phát triển tốt.
Rừng tự nhiên xã Nà Hẩu được bảo vệ phát triển tốt.

Sớm Nà Hẩu, sương khói quyện trong tán cây rừng, tỏa xuống từng mái nhà và cánh đồng lúa đang bén rễ lên xanh. Hiếm có dịp nào chúng tôi được gần rừng tự nhiên như vậy, rừng ngay trước mặt, mọc sát đường, sát nhà, sát nương, sát ruộng... chỉ vài bước chân là có thể ôm lấy những cây gỗ to, thân thẳng đứng, cao vài chục mét.

Háo hức, chúng tôi lên khu rừng cấm được chọn là nơi diễn ra lễ cúng. Một bàn thờ đã được dựng trước đặt dưới bạnh một gốc táu mật - một trong những cây cổ thụ của khu rừng có đường kính gần hai vòng tay người ôm, cao trên 20m, được thầy mo Sùng A Sềnh và một số thanh niên, trai tráng trong bản làm từ sáng sớm. Bàn thờ được ghép từ những mảnh tre nứa, hai bên treo vải trắng đơn giản nhưng trang trọng.

Trong bộ quần áo mới của dân tộc mình, Trưởng bản Tát Giàng A Gia  vui vẻ cho biết: “Năm nay Bản Tát được vinh dự đại diện cho cả xã Nà Hẩu tổ chức lễ cúng rừng vì vậy ai cũng rất vui. Bà con mình sống trong  rừng nên phải biết bảo vệ rừng vì rừng cho cuộc sống”.

Bản Tát có trên 40 hộ nhưng được giao quản lý tới 275ha rừng tự nhiên. Yêu quý rừng, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà con trong bản đều có ý thức giữ rừng, bảo nhau không phá rừng làm nương, không chặt phá, khai thác lâm sản. Cũng như bản Tát, bà con các bản Khe Tát, khe Cạn, Làng Thượng, Ba Khuy... với văn hóa tâm linh  đã bảo vệ trên 4 ngàn ha rừng tự nhiên, góp phần quan trọng vào bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái Nà Hẩu trên 17 ngàn ha rừng.

Hơn 8 giờ, giờ tốt đã đến, lễ rước xuất phát từ trung tâm xã. Đồ rước cúng không cầu kỳ, chỉ có hai con gà, một đen một trắng, một con lợn vừa vừa, là những sản phẩm do bàn tay lao động của bà con nơi đây. Đặc biệt năm nay học sinh trong xã được nghỉ học để tham gia rước lễ và vui hội tết rừng. Dù nhiều lần xem cúng rừng nhưng năm nay được trực tiếp tham gia đoàn rước lễ, cháu Cư Thị Mai, học sinh lớp 7 không giấu được niềm tự hào: “Bố mẹ và cô giáo bảo người Mông Nà Hẩu mình có tết và tục cúng rừng độc đáo để gìn giữ và bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng em là thế hệ trẻ phải tiếp nối để bảo vệ rừng cho tốt”.

Giờ hành lễ đã đến, thầy mo thắp và cắm vào bát hương những ống vầu để xin phép làm lễ. Trước tiên, hai chú gà được cắt tiết đưa lên cúng trước, sau đó là chú lợn cũng được chọc tiết trước bàn thờ dâng lên “thần rừng”, tiết gà và lợn cũng được để trong ống vầu đưa lên làm lễ. Sau khi dâng lễ vật sống, gà và lợn được làm lông, luộc chín để cúng lại một lần nữa. Giữa những lần dâng lễ, thầy mo Sềnh đều khấn thần rừng linh thiêng về nhận tấm lòng của người dân nơi đây để che chở cho mọi người trong làng, trong xã luôn mạnh khỏe, lao động thu hái được nhiều thành quả, cho rừng ngày càng xanh tốt.

Đối với đồng bào Nà Hẩu, lễ cúng rừng chính là nghi lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Họ quan niệm, cái gì cũng có tổ tiên và người cai quản, suối có thần suối, sông có thần sông, núi có thần núi và rừng có thần rừng. Thần rừng là nơi giữ đất, giữ nước, mà đất và nước là gốc rễ của cuộc sống, muốn tồn tại thì con người phải tôn trọng cội nguồn sự sống, tức là tôn trọng rừng.

 

Rừng Nà Hẩu đã được giữ gìn.

Từ ý nghĩa tâm linh như vậy, ở Nà Hẩu, bản nào cũng có một khu rừng cấm, là khu rừng riêng bất khả xâm phạm, thường rừng được chọn nằm ở vị trí đẹp nhất thôn, nơi tụ hội đầy đủ linh khí của đất trời.

Sau phần lễ, Chủ tịch UBND xã Giàng Chẩn Phử lên phổ biến công tác giữ rừng và kế hoạch sản xuất của xã. Theo đó, bản nào cũng phải phát động nhân dân phát triển sản xuất, nhất là lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm để tạo thành hàng hóa. Trong công tác bảo vệ rừng, mọi người không được phát rừng làm nương, không khai thác lâm sản, không săn bắn thú rừng, không để lâm tặc vào phá rừng... Bà con nghe lãnh đạo xã phổ biến nhiệm vụ sản xuất ai cũng thông, đều gật đầu đồng tình.

Bà Hảng Thị Sơn - một người dân đại diện cho bà con phát biểu ý kiến: “Người dân Nà Hẩu đã giữ rừng nhiều năm nay vì rừng là cuộc sống của mình. Nay được Nhà nước đầu tư, cuộc sống đã tốt hơn, càng phải bảo vệ rừng tốt hơn, không phải cho mình mà cho cả mọi người”.

Lễ cúng kết thúc, mọi người tụ tập ở UBND xã xem thi đấu thể thao và ăn tết rừng, năm nay tổ chức với quy mô cấp xã với nhiều  trò chơi như bắn nỏ, đá bóng... Bên chén rượu nồng đầu xuân, qua câu chuyện với những cao niên trong xã được biết, người Mông Nà Hẩu là người  ở huyện Xi Ma Cai, Bắc Hà (Lào Cai) và Trạm Tấu di cư xuống từ những năm 1979. Thời gian thấm thoát trôi, từ vài chục hộ ban đầu nay xã đã có trên 1.900 nhân khẩu với trên 350 nóc nhà.

 

Thầy mo làm lễ cúng rừng.

Cách đây dăm năm, cuộc sống vô vàn khó khăn, nay thì khác, được sự đầu tư của Nhà nước, tuyến đường từ xã Đại Sơn vào trung tâm được nâng cấp bằng bê tông, nhiều chương trình, dự án giúp đỡ đồng bào thoát nghèo đã được đầu tư như hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ cây con giống. Đặc biệt, Nà Hẩu đã được quy hoạch thành Khu bảo tồn thiên nhiên, người dân càng được hưởng lợi từ rừng khi được nhận tiền chăm sóc bảo vệ. Vì vậy, người dân càng tích cực bảo vệ rừng.

Buổi tối sau khi dự lễ hội tết rừng với những tiết mục văn nghệ chủ yếu “cây nhà lá vườn” ca ngợi quê hương giàu đẹp, ca ngợi cuộc sống lao động, Nà Hẩu  trở về cái tĩnh mịch vốn có của một miền rừng nguyên sinh nhưng cái tĩnh mịch trong đêm tối đó đã tràn đầy bao hy vọng bởi núi rừng đâu đó đã sáng ánh đèn điện từ những ngôi nhà. Điện lưới quốc gia đã về để phục vụ bà con sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần và một thời gian nữa Nà Hẩu có thêm sóng điện thoại di động, chắc chắn cuộc sống người dân nơi đây sẽ thay đổi, công tác giữ rừng sẽ hiệu quả hơn.

Chia tay Nà Hẩu, chúng tôi tạm biệt “báu vật” của tự nhiên với bao niềm vui. Với sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của người dân và với tín ngưỡng văn hóa đặc sắc, với thế hệ trẻ có tri thức, cuộc sống bà con nơi đây sẽ ngày một tốt đẹp hơn và màu xanh của rừng Nà Hẩu sẽ được nối tiếp muôn đời.

Nà Hẩu, hẹn tết rừng năm sau!

 Nguyễn Đình

Các tin khác
Chị Lò Thị Tuyên ở bản Lụ 1, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm nông sản với du khách đến từ Nhật Bản.

Các homestay trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian đã thu hút số lượng lớn khách du lịch, nhất là khách ngoại quốc. Họ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản, được khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, được thư giãn trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của những bản làng bình yên mang đặc trưng Tây Bắc…

Các làng biển tại phường Nại Hiên Đông và quận Sơn Trà những ngày qua tàu thuyền về neo đậu, chuẩn bị các hoạt động cho Lễ hội Cầu ngư năm nay.

Những ngày qua, không khí tại khu vực biển phường Nại Hiên Đông và các phường ven biển quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) khá rộn ràng, tất bật bởi các hoạt động chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư quận Sơn Trà năm 2024 (dự kiến sẽ diễn ra từ 28/3/2024 đến 31/3/2024).

Múa Dậm Thuông ở lễ hội Xo May.

Năm 2024 là năm thứ 3 liên tiếp xã Mường Lai tổ chức thành công Lễ hội Xo May. Đây là một trong những lễ hội lớn của huyện Lục Yên dịp đầu xuân mới với các hoạt động văn hóa Tày diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, mang nhiều nét đẹp truyền thống, bản sắc riêng có của đồng bào địa phương.

Đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” xuất phát từ ga Huế đưa du khách vào TP Đà Nẵng.

Việc đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” khu đoạn Huế - Đà Nẵng không chỉ góp phần đảm bảo kết nối giao thông của người dân giữa TP Huế và Đà Nẵng mà còn là trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với 2 thành phố du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục