Tự tôn trọng mình và bạn đồng hành khi tham gia giao thông

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/9/2011 | 2:07:51 PM

YBĐT - Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ đồng thời xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.

Ông Bùi Danh Tú - Phó giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Phó ban Thường trực Ban ATGT tỉnh
Ông Bùi Danh Tú - Phó giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Phó ban Thường trực Ban ATGT tỉnh

Nhân Tháng ATGT với chủ đề “Văn hóa giao thông”, phóng viên (PV) Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Danh Tú - Phó giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Phó ban Thường trực Ban ATGT tỉnh.

PV: Xin ông cho biết, tình hình TTATGT trên địa bàn trong thời gian qua?

Ông Bùi Danh Tú: Theo số liệu thống kê của ngành công an, 7 tháng qua, tình hình TTATGT ở Yên Bái đã có chuyển biến tích cực, TNGT giảm 4,4% tiêu chí số người chết. Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu vẫn là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa nghiêm. Gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nên ý thức của người tham gia giao thông đã có chuyển biến. Tuy nhiên, tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ trong đối tượng học sinh, sinh viên lại gia tăng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành phải kịp thời nắm bắt để có biện pháp xử lý, phòng ngừa trong thời gian tới, nhất là trong Tháng ATGT.

- Khắc phục những tồn tại, ngay trong Tháng ATGT năm nay, chúng ta đề ra mục tiêu cụ thể như thế nào, thưa ông?

Thực hiện Chỉ thị số 718/TTg ngày 1/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định tháng 9 hàng năm là Tháng ATGT; căn cứ Kế hoạch số 304/KH-UBATGTQG của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 9/8/2011 về thực hiện tháng 9 năm 2011 với chủ đề “Văn hóa giao thông” nhằm từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Qua đó, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật ATGT khi tham gia giao thông đồng thời nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể của tỉnh trong công tác bảo đảm TTATGT. Mặt khác, tăng cường công tác cưỡng chế thi hành luật; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gây mất TTATGT; bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, phấn đấu kiềm chế giảm TNGT so với Tháng ATGT năm 2010, tạo đà giảm TNGT ở 3 tiêu chí cả năm so với năm 2010.

- Để hoàn thành mục tiêu đó, xin ông cho biết về những giải pháp?

Trong Tháng ATGT, chúng ta chọn 3 giải pháp chính:

- Thứ nhất là tập trung tuyên truyền.

- Thứ hai là tăng cường cưỡng chế vi phạm.

- Thứ ba là bảo đảm giao thông.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục: Mở đợt cao điểm tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ theo đề cương tại Kế hoạch tuyên truyền số 36/KH-BATGT ngày 9/4/2011 của Ban ATGT tỉnh.

Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông và quy định của pháp luật về nồng độ cồn, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn, các nguy cơ gây tai nạn cũng như hậu quả do lái xe uống rượu, bia; hướng dẫn cho người đã sử dụng rượu, bia cách ứng xử chuẩn mực, an toàn, đúng pháp luật đối với việc tham gia giao thông, biểu dương gương người tốt - việc tốt và phê phán những cá nhân, tập thể có hành vi thiếu văn hóa trong chấp hành pháp luật ATGT thông qua nhiều hình thức đa dạng như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục trong nhà trường, đoàn thể, cơ quan, tổ tự quản, hội thảo, tọa đàm, triển lãm ảnh, chiếu phim, pa-nô, áp-phích, tờ rơi…

Về cưỡng chế: Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên đường bộ, đường thủy nội địa; tập trung xử lý các lỗi vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm, chở quá tải, quá số người quy định, không phao cứu sinh, không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có đầy đủ bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; chủ động phát hiện và kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, không bảo đảm an toàn; thường xuyên tổ chức các chiến dịch cưỡng chế chuyên đề vi phạm nồng độ cồn nhằm răn đe cao, tạo thói quen tự giác chấp hành pháp luật; thông báo người vi phạm về địa phương, cơ quan để xử lý và giáo dục.

Về công tác bảo đảm giao thông: Tăng cường duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông, chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng để ứng cứu giao thông khi cần thiết; bố trí lực lượng ứng cứu cầu, đường, nhanh chóng tổ chức khôi phục ngay khi xảy ra sự cố, không để gián đoạn giao thông kéo dài, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; khẩn trương rà soát để điều chỉnh, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa bất hợp lý; nhanh chóng xử lý, khắc phục các “điểm đen” đã được xác định.

- Xây dựng “Văn hóa giao thông” đang là nỗ lực của toàn xã hội, chúng ta có lựa chọn lĩnh vực cụ thể nào để tập trung tuyên truyền, vận động không, thưa ông?

Tiêu chí của “Văn hóa giao thông” là việc hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về ATGT; tự giác chấp hành các quy định về TTATGT, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn, có tinh thần giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính về giao thông.

Việc xây dựng văn hóa giao thông phải bắt đầu từ ý thức tự tôn trọng mình và bạn đồng hành khi tham gia giao thông của mỗi cá nhân. Đây là một việc làm lâu dài, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ và có tính vững chắc. Trong Tháng ATGT, chúng ta đi sâu tuyên truyền tại cơ sở, tập trung vào đối tượng thanh thiếu nhi, thanh niên đường phố, thanh niên nông thôn với các chủ đề cụ thể như: đội mũ bảo hiểm, không uống rượu - bia khi lái xe, quy tắc giao thông… để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Văn Thông (thực hiện)

Các tin khác
Thành phố Yên Bái phân luồng giao thông trong thời gian tổ chức chương trình Festival múa sạp tại khu vực Quảng trường 19/8 vào hồi 20h00' ngày 5/5/2024.

Ngày 4/5, UBND thành phố Yên Bái có Công văn số 1172 về việc hướng dẫn phân luồng để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian tổ chức chương trình Festival múa sạp tại tại khu vực Quảng trường 19/8 sẽ diễn ra vào hồi 20h00' ngày 5/5/2024.

Một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội.

Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang hiện hữu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khi nhu cầu đăng kiểm vượt quá năng lực phục vụ của các trạm. Đáng chú ý sau kỳ dịp lễ 30/4 - 1/5, vào thời điểm từ nay đến tháng 6, số lượng phương tiện có nhu cầu kiểm định trên toàn quốc sẽ tăng cao.

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Người dân cung cấp

Trong đêm tối, trời mưa, cụ ông 71 tuổi đi bộ sang đường trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai bất ngờ bị xe ôtô tông trúng dẫn đến tử vong.

Lực lượng CSGT lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên tuyến đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái.

Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Yên Bái vẫn miệt mài đội nắng, xuyên đêm, xuyên lễ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), giúp người dân có một kỳ nghỉ lễ an toàn, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục