Văn Chấn: Dân vận khéo để phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/10/2021 | 7:44:19 AM

YênBái - năm 2020, huyện xây dựng được 364 mô hình dân vận khéo trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...

Nhờ phát triển cây chè Shan tuyết, người Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có nguồn thu nhập ổn định đời sống.
Nhờ phát triển cây chè Shan tuyết, người Mông xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có nguồn thu nhập ổn định đời sống.

Là trưởng thôn Bản Mới, xã Suối Giàng, ông Giàng A Dê luôn gương mẫu thực hiện tốt Chỉ thị số 49 - CT/TW của Ban Bí thư về "Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”. 

Theo đó, để thực hiện tốt công tác dân vận nhằm từng bước giúp bà con người Mông phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, trước tiên, ông Dê vận động gia đình đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc tốt những vườn chè Shan của mình để dân bản học tập, noi theo. Hiện, ông Dê có 4 con trâu, trên chục con lợn và chăm sóc tốt 3 ha chè Shan tuyết. Thu nhập của gia đình bình quân hàng năm đạt khoảng 100 triệu đồng và cuộc sống ổn định. 

Học tập cách làm của ông Dê, người Mông ở thôn Bản Mới đã tích cực trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm nên thôn hiện có 30/100 hộ có cuộc sống khá giả; số còn lại có mức sống trung bình khá và không còn hộ đói giáp hạt. 

Ông Giàng A Dê cho hay: "Thời gian qua, tôi đã cùng với cấp ủy, chính quyền xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa nên hiện nay cuộc sống của bà con từng bước được nâng lên. Trong thôn đã có 2 hộ mua được ô tô làm phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa; đời sống bà con được cải thiện rõ nét”. 

Xác định công tác DVK là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ủy, chính quyền xã Suối Giàng luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, hội bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có giải pháp lãnh đạo kịp thời. 

Theo đó, xã luôn vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra. Cùng đó, vận động nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc để thu hút du khách đến thăm quan, du lịch trải nghiệm. 

Cùng thực hiện DVK, Đảng ủy, chính quyền xã Suối Bu thường xuyên tổ chức các cuộc họp thôn tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh kinh tế địa phương; đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào nuôi trồng; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào áp dụng sản xuất... Vì vậy, hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 14,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31%. 

Chị Giàng Thị Sểnh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Suối Bu cho biết: "Hội Phụ nữ xã có 440 hội viên, chủ yếu là đồng bào Mông nên nhận thức còn hạn chế, cuộc sống nhiều khó khăn. Thực hiện lời dạy của Bác về công tác dân vận, những năm qua, Hội đã tổ chức vận động chị em quyên góp tiền, công hỗ trợ được 2 hội viên thoát nghèo. Năm 2021, Hội tiếp tục vận động sự đóng góp từ chị em để hỗ trợ 2 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo”. 

Tiếp tục thực hiện tốt mô hình DVK, Đảng ủy, chính quyền xã Suối Bu đã triển khai thực hiện tốt mô hình DVK đến từng thôn, chi bộ, chi hội, chi đoàn và từng dòng họ, từng hộ dân. Nhân rộng những mô hình hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo nên đã mang lại hiệu ứng tốt để người dân học tập, làm theo.

Là huyện có nhiều dân tộc chung sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 65% nên Huyện ủy, UBND huyện Văn Chấn luôn quan tâm chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, hội và các địa phương phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt Chỉ thị 49 của Ban Bí thư về "Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS”. 

Theo đó, năm 2020, huyện xây dựng được 364 mô hình dân vận khéo (DVK) trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... Trên địa bàn huyện hiện đã xuất hiện nhiều mô hình hay, gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng di dịch cư tự do, xóa bỏ hủ tục, mê tín dị đoan; tích cực thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 

Bên cạnh đó, từ các chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay, kết cấu hạ tầng nông thôn ở vùng đồng bào DTTS được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang; thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 39 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn  trên 10%. 

Ông Hoàng Trọng Thắng - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Chấn khẳng định: "Những năm qua, huyện luôn đề cao vai trò của người uy tín, trưởng dòng họ, già làng, trưởng thôn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững”.

Thời gian tới, Văn Chấn tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, các nghị quyết, đề án theo phương châm "lấy dân làm gốc”; quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm xuất phát từ lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Phát huy tốt hiệu quả DVK nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm để không ngừng tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng huyện ngày càng giàu mạnh.
Chí Sinh

Tags Văn Chấn dân vận khéo phát triển kinh tế Chỉ thị 49 di dịch cư tự do xóa bỏ hủ tục mê tín dị đoan

Các tin khác
Cán bộ các bộ phận tại trụ sở UBND xã luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn.

Những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên luôn đoàn kết, đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đưa xã Bảo Hưng cán đích xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2023 vừa qua.

Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục