Năm 2023, 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/7/2023 | 5:14:06 PM

YênBái - Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tối thiểu 80% các thủ tục hành chính (TTHC) được cung cấp dưới dạng DVCTT (đối với những TTHC có phát sinh hồ sơ); tối thiểu 50% DVCTT được cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân
Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân

Để nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo dễ sử dụng, thân thiện với người dùng, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tỉnh Yên Bái năm 2023.

Kế hoạch nhằm mục đích triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, xây dựng chính quyền số và xã hội số; nâng cấp Cổng dịch vụ công của tỉnh. Đồng thời, phân công, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy trình triển khai DVCTT đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Kế hoạch hành động đề ra các mục tiêu cụ thể thực hiện trong năm 2023 và giao chỉ tiêu thực hiện, các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT cho các cơ quan trên địa bàn. Các mục tiêu cụ thể gồm:

Tối thiểu 80% các thủ tục hành chính (TTHC) được cung cấp dưới dạng DVCTT (đối với những TTHC có phát sinh hồ sơ); tối thiểu 50% DVCTT được cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình.
 
100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh sử dụng DVCTT toàn trình trong giải quyết các TTHC và tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT;

Tỉ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng với giao diện, cách thức sử dụng Cổng dịch vụ công của tỉnh đạt trên 90%.

100% cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị được kết nối với Cổng dịch vụ công của tỉnh đảm bảo an toàn theo cấp độ đã được phê duyệt.
 
100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường giao dịch điện tử.

100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố ban hành và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT.

100% kết quả giải quyết TTHC được số hóa; 50% trở lên TTHC của từng cơ quan, đơn vị, địa phương được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.

30 % hồ sơ TTHC được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% TTHC được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (đối với các TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính).
 
100% người dân, doanh nghiệp được hướng dẫn tạo tài khoản và sử dụng tài khoản khi thực hiện TTHC trên Cổng dịch vụ công.

10 nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh đề ra là rà soát và lựa chọn các TTHC đủ điều kiện trong phạm vi sở, ban, ngành, địa phương đảm bảo triển khai DVCTT toàn trình và một phần theo đúng quy định; giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ DVCTT toàn trình đối với từng sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai chính sách giảm lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai chính sách giảm lệ phí để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo Nghị quyết; chỉ đạo Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn triển khai hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT toàn trình theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà"; triển khai mô hình thí điểm "Bộ phận phục vụ hành chính công số”…

Để thực hiện, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, các quy trình thực hiện DVCTT; tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp cách thức nộp hồ sơ trực tuyến, lợi ích khi thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia, đảm bảo công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, thực chất.

Thanh Chi

Tags Yên Bái dịch vụ công trực tuyến chuyển đổi số chính quyền số xã hội số

Các tin khác
Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Minh Quân, huyện Trấn Yên

Năm 2024, huyện Trấn Yên đề ra 12 mục tiêu phát triển chính quyền số theo Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy.

Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục