70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết vòng vây lửa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2024 | 7:35:40 AM

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).
Cuối giờ chiều 30/3/1954, tiếng pháo Việt Minh dồn dập bắn vào các điểm cao bảo vệ trung tâm chỉ huy De castries (Đờ Cát).

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhìn lại 3 đợt tấn công của Việt Minh vào các cứ điểm của quân đội Pháp, mỗi đợt tấn công đều để lại những dấu ấn lịch sử.

Đợt tấn công thứ 2, sau đợt tiến công mở màn được coi là có yếu tố quyết định đến thắng lợi của toàn bộ chiến dịch này. Kéo dài gần 1 tháng, đánh vào một khu vực gồm nhiều trung tâm đề kháng với nhiều tiểu đoàn đóng riêng lẻ, đây là trận công kiên có quy mô lớn nhất từ khi quân đội ta thành lập cho đến thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thung lũng Điện Biên Phủ sau 2 tuần kể từ đợt tiến công mở màn, sự im lặng bao trùm toàn mặt trận. Sự tĩnh lặng trước cơn bão lớn. Trong suốt 2 tuần, cuộc chiến ở Điện Biên diễn ra dưới lòng đất.

"Người ta ví cái tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nó như một củ hành. Việt Minh cứ từng bước một, chủ động bóc đi từng cái mũi của củ hành. Hành càng bóc vào sâu, mọi người càng thấy hăng. Người Pháp cũng vậy, khi Việt Minh đã bóc vào lõi của củ hành rồi thì lúc bấy giờ mắt của người Pháp càng ngày càng đẫm lệ", Đại tá, PGS. TS. Hoàng Xuân Nhiên, Học viện Quốc phòng, chia sẻ.

Địa hình phức tạp, 40/49 cứ điểm của quân Pháp tập trung ở đây khiến đợt tấn công thứ 2 không kết thúc nhanh như mong muốn ban đầu.

Những trận mưa đầu mùa nối tiếp những ngày nắng dữ dội làm chiến trường càng thêm ngột ngạt. Đợt chỉnh huấn quân kịp thời đã khắc phục được tư tưởng dao động nảy sinh ở một vài đơn vị.

Sau đợt kiểm điểm đã mở ra chiến thuật mới, hướng đi mới, chiến tranh dưới lòng đất. Hệ thống đường hào dài hơn 100 km ngày càng siết vào trung tâm chỉ huy quân Pháp.

Đường băng cũ của sân bay Mường Thanh cách đây 70 năm trước, quân đội Pháp đã dùng đường băng này lập cầu tiếp viên hàng không vận chuyển về khí tài, thực phẩm và con người… Sau hơn 3 tháng, bộ đội Việt Nam đã đào hầm xuyên qua dưới lòng sân bay và chiếm hoàn toàn sân bay Mường Thanh, chia cắt sân bay thành 2 nửa hình tam giác và vô vàn đường xương cá.

Việc đánh đúng đòn chí tử vào quân đội Pháp ở sân bay Mường Thanh đã dồn quân đội Pháp đến bước đường cùng, giúp bộ đội ta càng gần hơn đến ngày chiến thắng.

Các chiến hào của Việt Minh giờ chỉ cách sở chỉ huy Pháp 300 m. Quân Pháp bị dồn lại, com cụm trong khu vực chừng 1 km2. Chiến thắng ngày càng gần hơn trên chiến trường đặt tiền đề cho thắng lợi ở hội nghị Geneva sắp bắt đầu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Khách tham quan Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Thụy Du

Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” là nguồn cảm hứng cho văn nghệ sĩ, đặc biệt là giới nghệ thuật tạo hình suốt 70 năm qua. Gần đây, nhiều tác phẩm mới về đề tài này tiếp tục ra đời, làm dày thêm những câu chuyện lịch sử kể bằng nghệ thuật. Đó cũng là tín hiệu cho thấy mạch nguồn tự hào đang chảy mạnh mẽ và tiếp nối đến thế hệ sau.

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024), tối 4/5, UBND huyện Trấn Yên tổ chức ra mắt tour du lịch “Theo dấu chân anh hùng” và công diễn các tiết mục xuất sắc tại Hội thi “Em hát về địa chỉ đỏ”.

Chiều 4/5, tại xã Việt Hồng, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên tổ chức chung kết Cuộc thi “Em hát về địa chỉ đỏ”.

Ngày 4/5, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh Khối cơ quan và doanh nhiệp tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái phối hợp tổ chức Chương trình “Hành trình theo bước chân anh hùng”. Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục