Sắc màu thổ cẩm Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2019 | 8:37:15 AM

YênBái - Hãy đến với Mù Cang Chải để cùng thưởng thức sắc màu văn hóa truyền thống, đặc biệt để hòa mình vào những hoạt động trải nghiệm cùng đồng bào địa phương se lanh, vẽ sáp, nhuộm chàm và dệt nên những nét hoa văn trên chất liệu thổ cẩm.

Một công đoạn trong sản xuất thổ cẩm của người dân tộc Mông Mù Cang Chải.
Một công đoạn trong sản xuất thổ cẩm của người dân tộc Mông Mù Cang Chải.

Mù Cang Chải là điểm đến của nhiều du khách, không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín mà những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã tạo nên sức hấp dẫn riêng có nơi núi rừng Tây Bắc. Trong đó có sắc màu thổ cẩm trên trang phục của phụ nữ Mông hay những sản phẩm thổ cẩm lưu niệm đã tạo ấn tượng với du khách khi đến với vùng đất này.

Nét hoa văn, những sắc màu độc đáo ấy là sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Mông. Ngay từ khi còn là các bé gái, các bà, các mẹ, các chị đã chỉ dạy cho con em mình cách trồng lanh, dệt vải. Công việc cũng thể hiện sự khéo léo, kiên trì của người phụ nữ Mông. 

Bà Giàng Thị Già - bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha chia sẻ: "Phụ nữ Mông được đánh giá khéo léo hay không là nhờ những sản phẩm họ làm nên. Mình đã biết trồng lanh và dệt vải từ bé để làm ra những sản phẩm phục vụ cho gia đình. Mình rất vui khi giờ đây sản phẩm từ thổ cẩm của đồng bào lại trở thành mặt hàng lưu niệm và được du khách yêu thích”. 

Người phụ nữ Mông luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi khi rảnh rỗi, kể cả những thời gian nghỉ ngơi hay khi làm nương rẫy để thực hiện công đoạn này. Trước đây, vải lanh chỉ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân, gia đình và là của hồi môn cho các cô gái Mông khi đi lấy chồng thì nay những sản phẩm này đã được các chị em tạo thành những đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch khi đến nơi đây. 

Những chiếc váy, áo, khăn quàng, khăn trải bàn, túi đeo, móc chìa khoá... có màu sắc phong phú mang đậm nét văn hóa của người dân bản địa. 

Bà Bolina Chantal du khách người Pháp sau 2 ngày chiêm ngưỡng các thắng cảnh đẹp, chia tay Mù Cang Chải với chiếc khăn thổ cẩm trên vai, bà Bolina Chantal rất vui chia sẻ: "Được hít thở không khí trong lành, ngắm núi rừng hùng vĩ, lại có được chiếc khăn thổ cẩm quàng ấm áp những buổi tối se se của vùng cao tôi rất thích và đây cũng là món quà tôi chọn mua tặng bạn bè mình”. 

Chế Cu Nha là một trong ba địa phương của huyện Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Phát huy nghề truyền thống để tạo những sản phẩm phục vụ du khách, năm 2009 Hội Phụ nữ xã Chế Cu Nha đã thành lập nhóm thêu thổ cẩm với 30 thành viên do chị Hờ Thị Dê - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã làm Trưởng nhóm. 

Đến nay, nhóm đã hoạt động hiệu quả, với hàng nghìn sản phẩm được đưa đến tay du khách trong và ngoài nước. Năm 2019, Nhóm đã tham gia 6 gian hàng thổ cẩm trưng bày và bán phục vụ du khách Tuần Văn hóa - Du lịch Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Các sản phẩm thổ cẩm rất đa dạng, độc đáo, giá cả hợp lý từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng hay cũng có khi cả triệu đồng tùy theo sự cầu kỳ của từng sản phẩm. 

Lúa đã đổ vàng khắp các thửa ruộng bậc thang. Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, màn đại xòe Việt Nam lớn nhất thế giới diễn ra vào trung tuần tháng 9 đang đón chào du khách gần xa.

Hãy đến với Mù Cang Chải để được chiêm ngưỡng, đắm mình trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên các sườn núi. Cùng thưởng thức sắc màu văn hóa truyền thống, đặc biệt để hòa mình vào những hoạt động trải nghiệm cùng đồng bào địa phương se lanh, vẽ sáp, nhuộm chàm và dệt nên những nét hoa văn trên chất liệu thổ cẩm. Để tận mắt chứng kiến cách tạo ra những sợi lanh hay đứng bên khung dệt đơn sơ mà độc đáo, hiệu quả của người Mông… Tin chắc, đó sẽ là những ấn tượng đặc biệt thú vị khi đến với mảnh đất này.

Minh Huyền

Tags Sắc màu thổ cẩm Mù Cang Chải

Các tin khác
Năm 2013, múa xòe cũng đã lập Kỷ lục Việt Nam với 3000 người tham dự

Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò 2019 cho biết khâu luyện tập cho màn đại xòe của Việt Nam với sự tham gia của 5000 nghệ nhân dân gian và diễn viên quần chúng đang hoàn tất. Dự kiến màn đại xòe này cũng sẽ xác lập kỷ lục Guinness thế giới với số lượng người tham dự đông nhất.

Khu nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt.

Năm nay, đến Văn Chấn, du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, tìm hiểu những chiến tích của những người làm nên con đèo Lũng Lô đã đi vào thơ ca, sử sách còn có những trải nghiệm thú vị về những khu vườn sinh thái, những địa danh chốn thâm sơn cùng cốc từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Nhân viên khu du lịch Ecolodge, bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải dọn dẹp phòng nghỉ khi đón khách.

Lần đầu tổ chức tết Độc lập với những nét văn hóa đặc sắc, tiếp tục triển khai Lễ hội Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Festival dù lượn "Bay trên mùa vàng". Cùng với đó là sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện ẩm thực, lưu trú, an ninh trật tự… Tất cả đang tạo nên một mùa vàng Mù Cang Chải đầy sức mê hoặc với du khách trong nước và quốc tế.

Sự thay đổi về tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm trong khai thác các thế mạnh của địa phương gắn với phát triển du lịch cộng đồng đang là hướng đi mới của đồng bào Mông Suối Giàng. Cũng như các địa phương miền núi của tỉnh Yên Bái, nằm trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, góp phần tăng tỉ trọng, từng bước đưa giá trị của ngành “công nghiệp không khói” trong tổng giá trị của nền kinh tế địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục