Yên Bình- miền quê sơn thủy hữu tình

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/10/2019 | 11:04:20 AM

YênBái - Huyện Yên Bình có vùng hồ Thác Bà rộng lớn, là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hình thành khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - "con chim đầu đàn” của điện lực miền Bắc Việt Nam. Hồ có diện tích trên 19 nghìn ha mặt nước với hơn 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ nằm soi mình giữa mặt nước mênh mông cùng hệ thống hang động đẹp lung linh, ẩn sâu trong lòng những núi đá vôi kỳ bí.

Huyện Yên Bình tăng cường xúc tiến đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà.  Ảnh: Đoàn công tác của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham quan mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà.
Huyện Yên Bình tăng cường xúc tiến đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà. Ảnh: Đoàn công tác của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tham quan mô hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà.

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, huyện Yên Bình có hơn 11,2 vạn dân, gồm 5 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan đoàn kết sinh sống ở 24 xã và 2 thị trấn.

Nơi đây có vùng hồ Thác Bà rộng lớn, là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hình thành khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà - "con chim đầu đàn” của điện lực miền Bắc Việt Nam. Hồ có diện tích trên 19 nghìn ha mặt nước với hơn 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ nằm soi mình giữa mặt nước mênh mông cùng hệ thống hang động đẹp lung linh, ẩn sâu trong lòng những núi đá vôi kỳ bí. 

Không chỉ chứa đựng trong mình một nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm mà Yên Bình còn lưu giữ rất nhiều những di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng sông Chảy với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. 

Bắt đầu hành trình chuyến du lịch hồ Thác Bà, đầu tiên du khách có thể đến thăm là công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nơi có đền Mẫu thờ nữ thần Diệu Minh Đạt tọa lạc trên núi Hoàng Thi. Đền dựa vào lưng núi, với thế bao quát đất trời, trông xa thấy rộng. 

Đến đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát hết đập thủy điện và ngắm nhìn tượng đài lưu danh những người đã tận tụy ngày đêm xây dựng công trình thủy điện từ những năm đầu của thập niên 60, 70. 

Sau vài giờ lênh đênh trên sóng nước, du khách sẽ đến động Thủy Tiên, động nằm trong lòng núi đá sâu khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh, trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ, hấp dẫn của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên; thăm động Cẩu Quây nằm ẩn trong núi đá vôi, với những tượng đá tự nhiên và các nhũ đá, gắn liền với truyền thuyết mê đắm Liêu Trai. 

Du khách cũng có thể lên núi Cao Biền, là dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà để phóng tầm mắt ngắm vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của hồ Thác trong làn khói sương điệp trùng. Khi đã thấm mệt, du khách có thể dừng chân nghỉ lại trong những ngôi nhà sàn thoáng mát của đồng bào dân tộc Dao, Cao Lan ở làng Ngòi Tu - xã Vũ Linh hay ở làng Đồng Tha - xã Phúc An để cùng vui thú trải nghiệm vãn cảnh thiên nhiên, thả lưới đánh bắt cá tôm, rồi tự tay mình chế biến những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. 

Hòa mình vào đó, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, đặc sắc, trữ tình trong làn điệu dân ca, dân vũ mừng cơm mới của người Tày; lễ cấp sắc, lễ cầu mùa tra hạt vươn tới khát vọng sống ấm no hạnh phúc của người Dao hay những điệu múa uyển chuyển miêu tả cuộc sống của cộng đồng cấy lúa, làm nương, cảm tạ trời đất, thần linh của đồng bào Cao Lan.

Tiếp tục hành trình chuyến du lịch Yên Bình, du khách cũng sẽ được ghé thăm đình làng Khả Lĩnh nằm bên bờ sông Chảy hiền hòa. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm những nét đẹp văn hóa tâm linh của đồng bào vùng sông Chảy và tham quan những vườn bưởi quả sai trĩu cành đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Bưởi Đại Minh”, thăm vườn bưởi cổ có tuổi đời hơn 100 năm và thưởng thức vị thơm ngọt, dịu mát của trái bưởi tiến vua. Mảnh đất nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công truyền thống như đan rọ tôm, dệt thổ cẩm…

Hãy một lần đến với Yên Bình để tắm mình trong làn thác bạc Đát Ô Đồ hay lướt sóng trên mặt hồ Thác Bà, để ngắm nhìn trời đất bao la giữa mặt nước trong xanh, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng, để rồi tận hưởng một bầu không khí mát lành và đắm mình trong những đêm hội, những điệu múa dập dìu của các chàng trai, cô gái người Dao, Cao Lan. 

Đến đây, du khách cũng sẽ được trải nghiệm những chuyến du lịch homestay với giấc ngủ say nồng trong ngôi nhà sàn xinh xắn, trong không gian mở, giao thoa với thiên nhiên trời đất. Sự nồng hậu, chân thành và mến khách của mảnh đất, con người nơi đây sẽ mãi là những trải nghiệm thú vị, khó phai trong lòng mỗi du khách.

 Đức Thành  (Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Yên Bình)

Tags Yên Bình miền quê sơn thủy hữu tình

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục