Minh Bảo không để dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2019 | 8:04:23 AM

Hiện nay, trên địa bàn xã Minh Bảo có 160 hộ chăn nuôi lợn ở 5/5 thôn, số lượng đàn lợn là 1.938 con và Công ty TNHH Đầm Mỏ có 1.850 con. 

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái tập huấn hướng dẫn cách phòng chống bệnh DTLCP cho các hộ chăn nuôi xã Minh Bảo.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái tập huấn hướng dẫn cách phòng chống bệnh DTLCP cho các hộ chăn nuôi xã Minh Bảo.

Đồng chí Nguyễn Hữu Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái cho biết: "Thực hiện Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 05/3/2019 của UBND thành phố Yên Bái về việc ứng phó khẩn cấp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vào địa bàn thành phố Yên Bái, UBND xã Minh Bảo đã khẩn trương xây dựng Kế hoạch số 13/KH-BCĐ ngày 07/3/2019 và nghiêm túc triển khai thực hiện”. 

Gấp rút triển khai các nhiệm vụ, UBND xã thành lập 03 tổ triển khai việc ký cam kết thực hiện phòng chống bệnh DTLCP và thống kê đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; quyết định thành lập Tổ tuần tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn xã. Các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật xã căn cứ nhiệm vụ cụ thể được phân công để thực hiện. 

Đến ngày 09/3/2019, địa phương đã hoàn thành việc tiến hành triển khai ký cam kết thực hiện phòng chống dịch bệnh động vật đối với 100% số hộ chăn nuôi lợn, đối với 100% số hộ kinh doanh, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn; hoàn thành công tác thống kê số lượng gia súc, gia cầm. 

Hiện nay, trên địa bàn xã Minh Bảo có 160 hộ chăn nuôi lợn ở 5/5 thôn, số lượng đàn lợn là 1.938 con và Công ty TNHH Đầm Mỏ có 1.850 con. Trong các thôn, Trực Bình có số lượng và số hộ nuôi lợn lớn nhất là 59 hộ, 762 con lợn. Xác định công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về chủ động phòng chống dịch bệnh, xã thực hiện nhiệm vụ này thông qua nhiều hình thức. 

Trước hết, xã tổ chức soạn các tin, bài về nội dung phòng chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là bệnh DTLCP và lở mồm long móng để phát trên hệ thống loa truyền thanh vào lúc 5h30’ và 16h30’ hàng ngày. Cả xã có 14 cụm loa ở 5 thôn, mỗi cụm có 2 loa được đặt ở các khu vực đông dân cư. 

Việc phát tờ rơi đến các hộ chăn nuôi, các hộ kinh doanh và buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn được tiến hành nhanh chóng nhằm giúp họ có những nhận biết cơ bản về bệnh dịch; khuyến cáo người chăn nuôi không giấu dịch; khi lợn có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương… 

Ngoài ra, có 3 tổ công tác được thành lập để đến tận từng hộ chăn nuôi tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng tiêu độc, trong đợt phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng vừa qua, xã đã thuê nhân công thực hiện phun khử trùng tiêu độc có sự giám sát, hướng dẫn kỹ thuật phun của cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái để làm mẫu cho các hộ chăn nuôi học tập. 

Tổ tuần tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn xã tiến hành tuần tra, kiểm soát tất cả trường hợp mua bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn qua địa bàn xã và xử lý theo chức năng, quyền hạn, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo lãnh đạo cấp trên để xử lý. 

Đối với các trường hợp bán thịt lợn rong trên địa bàn, thành viên của Tổ tuần tra, kiểm soát trực tiếp gặp, trao đổi, nhắc nhở, tuyên truyền. 

Ông Nguyễn Quốc Việt ở thôn Trực Bình cho hay: "Theo dõi tình hình bệnh DTLCP qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi thấy công tác triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh của địa phương rất kịp thời, khẩn trương nên người chăn nuôi chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm, tin tưởng”.

Địa bàn rộng, chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, ý thức tự giác của một số hộ chăn nuôi chưa cao là những khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng chí Nguyễn Hữu Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật xã chia sẻ: "Dù có khó khăn nhưng Minh Bảo chủ động phòng chống bệnh DTLCP với quyết tâm cao nhất”.

  Nguyễn Thơm

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục