Nghĩa Lộ khẩn trương ứng phó

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2019 | 8:04:50 AM

YênBái - UBND thị xã Nghĩa Lộ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc ra vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc chưa qua kiểm dịch; kiên quyết tịch thu, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, nghi nhiễm bệnh hoặc chết bệnh lưu thông trên địa bàn. Đây là một trong những động thái tích cực, nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thị xã.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra dụng cụ trước khi tổ chức phun tiêu độc và tiêm phòng cho đàn gia súc.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra dụng cụ trước khi tổ chức phun tiêu độc và tiêm phòng cho đàn gia súc.

Là địa bàn trung tâm của khu vực phía Tây, thị xã Nghĩa Lộ lưu lượng người qua lại đông đảo từ nhiều hướng và diễn ra nhiều hoạt động giao thương nên tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch gia súc, gia cầm. 

Ngay từ cuối năm 2018 và tháng 1 năm 2019, thị xã có các văn bản chỉ đạo phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Trước tình hình bệnh DTLCP diễn biến phức tạp, ngày 5/3, UBND thị xã ban hành 2 kế hoạch và Chỉ thị số 01/CT-UBND về thực hiện các biện pháp cấp bách ngăn chặn bệnh DTLCP. 

Theo đó, ban chỉ đạo ở cấp phường, xã được kiện toàn, giao các thành viên phụ trách đến từng tổ dân phố, thôn bản để giám sát dịch bệnh; tuyên truyền về tình hình bệnh DTLCP, các biện pháp phòng bệnh, ứng phó với bệnh dịch. Các cơ quan chức năng cùng chính quyền cơ sở khuyến cáo nhân dân biết và thực hiện "5 không” trong phòng chống bệnh DTLCP. 

Ông Hà Văn Nam - Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Vì đây là loại dịch bệnh chưa có thuốc phòng nên chúng tôi tập trung vào tuyên truyền để bà con nắm được và không chủ quan. Hơn nữa, thời điểm trước tết, vùng lân cận thị xã có xảy ra dịch nên việc phun tiêu độc khử trùng, tiêm phòng bệnh cho đàn gia súc được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, UBND thị xã chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt việc quản lý thị trường, kiểm soát thú y”. 

Từ yêu cầu đó, UBND các xã, phường cùng với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp tổ chức quản lý việc vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tiến hành vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại các khu chăn nuôi; hướng dẫn người dân theo dõi chặt chẽ đàn lợn của mình, vệ sinh chuồng trại và phun hóa chất tiêu độc theo hướng dẫn. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở và các đoàn thể, các thành viên Ban Chỉ đạo thị xã đã vào cuộc đồng bộ. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thị xã, tất cả khuyến nông viên cơ sở, cán bộ địa chính kinh tế, chủ tịch hội nông dân xã, phường đã được tập huấn; các tài liệu về bệnh DTLCP, bệnh lở mồm long móng được phát cho tổ trưởng dân phố, trưởng thôn bản. Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện tuyên truyền phòng chống bệnh dịch tại khu vực tư vấn kỹ thuật dịch vụ của Trung tâm và hướng dẫn lồng ghép với các kỹ thuật sản xuất khác. 

Thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 16.000 gia súc, trong đó, đàn lợn có gần 13.200 con và được người dân nuôi phân tán ở 7/7 xã, phường. Đến ngày 15/3, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành phun tiêu độc khử trùng lần 2 đợt 1 tại khu C - Chợ Mường Lò, các chợ xép và toàn bộ chuồng trại của hộ, cơ sở chăn nuôi ở 71 tổ, thôn bản trên địa bàn. 

Việc ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cũng được tiến hành tại các hộ chăn nuôi xong trước ngày 20/3. Người dân xã Nghĩa Lợi đang trong giai đoạn rụt rè tái đàn sau đợt giảm sâu của giá lợn, nên khi nghe tuyên truyền về bệnh dịch lở mồm long móng rồi bệnh DTLCP đã hết sức chú trọng phòng chống. 

Được biết, trong trường hợp phát hiện ổ bệnh DTLCP, các giải pháp từ xử lý ổ bệnh, khoanh vùng, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn đến giải pháp chăn nuôi, tái đàn sau khi hết dịch đã được thị xã đưa ra cụ thể. 

Một yêu cầu được thị xã đặt ra là phải kịp thời tổ chức báo cáo kịp thời khi có thông tin nghi ngờ dịch bệnh; nếu kết quả dương tính với bệnh DTLCP thì phải tiêu hủy toàn bộ đàn và sản phẩm từ lợn bệnh trong vòng 24 tiếng; đồng thời, phải khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng giải pháp kỹ thuật phù hợp...

Minh Quang

Tags Nghĩa Lộ tả lợn châu Phi

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục