Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2019 | 2:10:44 PM

YênBái - Ngoài vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ với 2 lần dọn mỗi ngày bằng nước giếng, ông Việt luôn đảm bảo tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn như: tả, tụ huyết trùng, tai xanh và lở mồm long móng.

Ông Nguyễn Quốc Việt rắc vôi bột xung quanh chuồng lợn.
Ông Nguyễn Quốc Việt rắc vôi bột xung quanh chuồng lợn.

Tháng 3 năm 2018, hộ ông Nguyễn Quốc Việt ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái bắt đầu nuôi 10 con lợn. Lợn giống ông nhập về từ một cơ sở chăn nuôi có uy tín tại địa phương. Chuồng nhà hiện có 50 con lợn, trong đó có 1 lợn nái sau một năm ông phát triển chăn nuôi. 

Một năm qua cũng là khoảng thời gian ông chứng kiến tình hình dịch bệnh lở mồm long móng phát sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái và tại thời điểm này có bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 

Từ khi chăn nuôi cho đến nay, ông Việt hết sức quan tâm thực hiện việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn. Ông duy trì phun tiêu độc khử trùng 1 lần mỗi tuần trong điều kiện bình thường bằng thuốc khử trùng Benkocid. 

Với liều lượng 20 - 25 ml thuốc hòa 10 lít nước sạch được ông phun cho 20 m2 nền, tường, mái chuồng. Khi có dịch lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh và thành phố, ông thực hiện phun mỗi ngày 1 lần với liều lượng cao hơn là 30 ml thuốc hòa 10 lít nước. 

Ông Việt còn tiến hành phun khử trùng tiêu độc toàn bộ diện tích khu vực xung quanh chuồng nuôi với khoảng cách 10 mét. Tính toán mức tiền cho việc này, trong điều kiện bình thường ông chi 150.000 đồng/tháng, trong điều kiện có dịch là 500.000 đồng/tháng. 

Cùng phun thuốc là rắc vôi bột vòng quanh chuồng lợn được ông sử dụng 1 lần/tuần nếu trời nắng thì cần 6 kg vôi, giá 3.500 đồng/kg, một tháng hết 84.000 đồng; nếu trời mưa thì hết 170.000 đồng/tháng mua vôi vì rắc 2 lần/tuần. 

Ông cũng luôn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ với 2 lần dọn mỗi ngày bằng nước giếng. Ngoài ra, ông Việt luôn đảm bảo tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn như: tả, tụ huyết trùng, tai xanh và lở mồm long móng. 

Theo giá hiện thời, với các loại vắc xin cơ bản này, ông sẽ chi 23.100 đồng cho mỗi con lợn, không kể công tiêm. Dù thời gian nuôi một lứa lợn không dài nhưng ông Việt vẫn duy trì tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho đàn lợn gia đình. 

Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, đàn lợn được cho ăn cám theo từng độ tuổi cũng như được ông theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên hàng ngày để kịp thời nắm bắt, phát hiện những dấu hiệu khác thường nếu có. 

Ông Việt chia sẻ: "Chủ động làm tốt việc phòng chống dịch bệnh, đàn lợn sẽ khỏe mạnh thì mình yên tâm chăn nuôi. Ngược lại, không quan tâm phòng dịch, nếu không may lợn mắc bệnh thì mình sẽ mất công chạy chữa rất mệt mỏi, tốn kém. Điều này tôi được cán bộ xã tuyên truyền thường xuyên cũng như thấy rõ trong thực tế chăn nuôi của các hộ khác và của chính gia đình”.    

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục