Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2019 | 9:04:50 AM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn là Trưởng ban.

Tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh minh họa)
Tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi. (Ảnh minh họa)

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là Phó Trưởng ban. Các ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Y tế, Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia).

Cục Thú y là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng ban. Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ NN&PTNT. Các thành viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Theo Cục Thú y, từ ngày 1/2 đến ngày 18/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 294 xã, 62 huyện của 19 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 34.774 con.

Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị; bệnh không lây sang người.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục