Yên Bái: Chuyển đổi số vì sự phát triển toàn diện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/3/2022 | 4:11:29 PM

YênBái - Yên Bái đang phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số với những mục tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu đưa địa phương vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số,

Vừa qua, tỉnh Yên Bái đã chính thức khai trương hệ thống cơ sở hạ tầng đô
thị thông minh phục vụ công tác chuyển đổi số và tổ chức Hội nghị triển
khai nhiệm vụ công tác chuyển đổi số năm 2022. (Ảnh: Đức Toàn)
Vừa qua, tỉnh Yên Bái đã chính thức khai trương hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị thông minh phục vụ công tác chuyển đổi số và tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác chuyển đổi số năm 2022. (Ảnh: Đức Toàn)

Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức, cộng đồng về cách thức sống, làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức, cộng đồng về cách thức sống, làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ số.

Nghị quyết số 51 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Chương trình hành động số 15 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến 2030 đã coi chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Toàn tỉnh đang phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số với những mục tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu đưa Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh đề ra. 

Để hoàn thành mục tiêu này, đến đầu tháng 3/2022, Yên Bái đã đưa vào khai thác sử dụng Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử; Trung tâm Giám sát an ninh không gian mạng; Hệ thống camera giám sát chung phục vụ giám sát an ninh, an toàn giao thông, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến nay đã được triển khai tại 408 điểm.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh triển khai tại 183 điểm cầu, kết nối từ Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, văn phòng cấp ủy, chính quyền cấp huyện và được mở rộng đến 173 xã trong tỉnh. Xây dựng, từng bước đưa vào vận hành hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin về sản phẩm OCOP, hỗ trợ trên 100 doanh nghiệp hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử trên Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh, đưa 607 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, 42 sản phẩm OCOP lên sàn postmart.vn, 72 sản phẩm OCOP lên sàn voso.vn và bán ra trên 6.200 đơn hàng. 

Ngoài ra, Yên Bái đã xây dựng phần mềm Bản đồ Thông tin dịch tễ Covid-19 cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch bệnh để người dân, doanh nghiệp truy cập, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời. 

Nhằm phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, song song với việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, Yên Bái đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; xây dựng, ứng dụng, phát triển hạ tầng, kỹ thuật và các nền tảng phục vụ chuyển đổi số. 

Đồng thời, xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. Trong đó, ưu tiên một số lĩnh vực chuyển đổi số như: y tế, giáo dục, nông nghiệp, kế hoạch - tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, tài nguyên - môi trường, sản xuất công nghiệp, năng lượng, thương mại, du lịch... 

Trước mắt, năm 2022 phấn đấu 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số; 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn lắp đặt, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, viện phí và các giao dịch khác; số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và trong các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn đạt 50%.

UBND tỉnh giao cho các sở: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái và UBND các huyện, thị, thành phố triển khai thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế. Qua đó, giúp các đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ số, nền tảng số, triển khai chuyển đổi số, thanh toán số, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số, doanh nhân số, y tế số văn minh, thuận lợi, an toàn, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của nhân dân.

Thanh Hương

Tags Yên Bái chuyển đổi số

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục