Bảo tàng Yên Bái phát huy mô hình bảo tàng ảo

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/4/2023 | 7:32:48 AM

YênBái - Nằm trong xu thế chuyển đổi số của thời đại, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động. Trong đó, nổi bật là hoạt động phối hợp cùng Trường Đại học Công nghệ thông tin - truyền thông, Đại học Thái Nguyên triển khai xây dựng Bảo tàng thực tế ảo.

Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người xem có thể tham quan, tìm hiểu các hiện vật với hình ảnh tinh tế, sắc nét trên Website Bảo tàng ảo của Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người xem có thể tham quan, tìm hiểu các hiện vật với hình ảnh tinh tế, sắc nét trên Website Bảo tàng ảo của Bảo tàng tỉnh Yên Bái.


Là người yêu thích tìm hiểu văn hóa mỗi vùng đất đặt chân qua; tuy nhiên, khi đến Yên Bái, chị Nguyễn Thu Thủy ở tỉnh Lạng Sơn lại không đủ thời gian để tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Được bạn bè giới thiệu trải nghiệm Bảo tàng thực tế ảo trên Website của Bảo tàng tỉnh tại địa chỉ Baotangyenbai.vn, chị Nguyễn Thu Thủy chia sẻ cảm nhận: "Trên Website cung cấp rất nhiều thông tin về các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng. Đặc biệt, với Bảo tàng thực tế ảo, tôi như được đến tham quan trực tiếp Bảo tàng. Từ cổng vào đến các gian trưng bày, hiện vật đều được quét 3D, 360 độ. Tôi có thể xoay trái, phải, trên dưới các chiều không gian xung quanh, có thể nhìn rõ vết nứt hay xem kích thước chi tiết của từng hiện vật. Đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị”. 

Còn em Trần Duy Thanh ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: "Biết đến Bảo tàng thực tế ảo của Bảo tàng tỉnh Yên Bái, trong quá trình học lịch sử, em thường xuyên truy cập để tìm hiểu thêm thông tin. Em thích nhất là phần tái hiện ảo các video về đa dạng sinh học, thời tiền sử hay nghề rèn, âm thanh và hình ảnh của video được dựng lên rất tinh tế, sắc nét”. 


Bảo tàng thực tế ảo là một bước tiến quan trọng giúp đưa Bảo tàng tỉnh Yên Bái đến gần hơn với công chúng. Ông Hứa Xuân Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: "Thời gian qua, mô hình "Bảo tàng truyền thống” đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối giữa các đối tượng khác nhau theo thời gian và không gian. Tuy nhiên, trong xu thế của thời đại bảo tàng phải cạnh tranh với các thiết chế văn hóa, giải trí khác như rạp chiếu phim, khu vui chơi, trò chơi điện tử… việc xây dựng Bảo tàng thực tế ảo giúp thu hút công chúng, làm giàu vốn tri thức, qua đó cũng dễ dàng chạm đến trái tim của giới trẻ, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần dân tộc. Đây thực sự là một bước tiến lớn trên chặng đường phát triển của Bảo tàng tỉnh Yên Bái”. 

Triển khai phối hợp xây dựng Bảo tàng thực tế ảo, đến nay, Website Bảo tàng ảo 3D của Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã thiết kế 4 chức năng chính là: hiện vật 3D, tái hiện 3D, liên hệ và chức năng Bảo tàng ảo. Đối với chức năng mô hình hóa 3D, Bảo tàng tỉnh đã mô hình hóa 3 chiều 1.005 hiện vật theo 5 chủ đề: địa lý tự nhiên, cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái, tiền - sơ sử, thời kỳ phong kiến tự chủ, thời kỳ cận - hiện đại. 

Hiện vật được mô hình hóa 3D cho phép phóng to, thu nhỏ, xoay, tạo góc quan sát theo yêu cầu người tham quan. Bên cạnh đó, Bảo tàng thực tế ảo còn cung cấp chế độ tham quan chủ động với hình ảnh 3D, quét 360 độ có lộ trình kèm thuyết minh theo kịch bản. 

Chuyển đổi số trong hoạt động Bảo tàng hay Bảo tàng thực tế ảo đã góp phần quan trọng để phát huy giá trị trưng bày hiện vật rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả hơn, là cầu nối kéo gần khoảng cách của bảo tàng với công chúng. Tin tưởng với những nỗ lực của mình, Bảo tàng tỉnh sẽ ngày càng phát huy hơn nữa vai trò, giá trị, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Lê Thương

Tags Bảo tàng tỉnh Yên Bái Bảo tàng ảo giá trị thật kỷ nguyên số

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục