Yên Bái xếp thứ 6/14 tỉnh, thành trung du và miền núi phía Bắc về dịch vụ chuyển phát

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/11/2023 | 3:46:35 PM

YênBái - Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 9 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát hoạt động với tổng số 243 điểm phục vụ. Bán kính bình quân đạt 3 km/điểm phục vụ, cao hơn mức bình quân cả nước 2,9 km/điểm phục vụ, xếp thứ 6/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Best Express Yên Bái được đánh giá là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã hoạt động tại Yên Bái.
Best Express Yên Bái được đánh giá là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã hoạt động tại Yên Bái.

Với mật độ điểm phục vụ cao nên bình quân cứ 3.422 người có 1 điểm phục vụ, xếp thứ 9/14 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc). Hiện 100% xã có điểm phục vụ bưu chính, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, chuyển phát thương mại điện tử của người dân địa phương.  

Tỷ lệ điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 73% (178/243 điểm phục vụ); tỷ lệ điểm phục vụ cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và logistics đạt 100%. 

Bên cạnh đó, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được thúc đẩy mạnh mẽ qua các dịch vụ trả tiền điện, tiền nước, chợ 4.0... Việc thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán qua ví điện tử cũng ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Năm 2022, tổng số tài khoản Mobile Money là 94.876 (Viettel: 51.675 tài khoản; VNPT: 42.201 tài khoản; Mobifone: 1.000 tài khoản)...

Thủy Thanh

Tags Yên Bái doanh nghiệp bưu chính chuyển phát

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thành viên HTX Quế Khánh Thành giới thiệu sản phẩm và giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các ứng dụng trên môi trường internet.

Đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái, chuyển đổi số đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, mang đến những trải nghiệm các dịch vụ từ công đến tư một cách thuận tiện, nhanh chóng cho người dân. Từ đó đã nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục